Chuẩn bị đề kháng để trẻ vững vàng trong năm học ‘đặc biệt’

Theo nhận định của chuyên gia tại Toạ đàm dinh dưỡng, năm học mới bắt đầu trong bối cảnh dịch bệnh, trẻ cần được trang bị hệ đề kháng khỏe mạnh để đảm bảo học hành.

Trước nhu cầu tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp và tốt nhất cho trẻ, để con có thể học tập tốt trong thời điểm Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và thời tiết giao mùa, nhiều học sinh vẫn đang phải học online, VnExpress đã phối hợp cùng nhãn hàng Probi tổ chức tọa đàm “Dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ sẵn sàng một năm học đặc biệt”.

Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị Nhung (Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trẻ khỏe mạnh sẽ học tập tốt hơn, tiếp thu bài nhanh và hiệu quả hơn. Ngược lại, khi mệt mỏi, trẻ sẽ không muốn học. Nặng hơn, ốm vặt có thể khiến trẻ phải gián đoạn việc học, nên khó đạt kết quả cao nhất. Vì thế, chuẩn bị sức đề kháng để trẻ tiếp tục một năm học mới là việc cha mẹ không nên bỏ qua. Bác sĩ cho rằng không chỉ trong thời dịch hiện nay mới cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mà tăng đề kháng là việc cần làm thường xuyên.

Bác sĩ nhấn mạnh, giai đoạn học đường, trẻ cần hệ miễn dịch tốt để giảm nguy cơ bệnh vặt, không gián đoạn việc học hỏi. Theo đó, trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm và các vi chất dinh dưỡng – các vitamin và khoáng chất. Để có thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng lại đòi hỏi phải có một hệ đường ruột khỏe mạnh, tức là hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng. Tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn trong đường ruột đạt mức 85% – 15% là tỷ lệ lý tưởng giúp đường ruột khỏe mạnh.

Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi do chế độ ăn uống, môi trường sống và mức độ vận động. Chế độ ăn uống không cân đối, không lành mạnh, trẻ ốm, phải sử dụng kháng sinh… đều khiến hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng, bé dễ có nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó, trẻ cần ăn uống khoa học, ăn đúng, ăn đủ và bổ sung lợi khuẩn – probiotic và chất xơ trong thực đơn hàng ngày là một cách giúp đường ruột khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, 70% kháng thể được sinh ra ở đường ruột, nên một đường ruột khỏe mạnh cũng góp phần tạo nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ví dụ, lợi khuẩn L. Casei 431TM khi được dưa vào ruột sẽ góp phần tạo ra kháng thể IgA kháng thể có mặt trong niêm mạc đường hô hấp, dịch vị, tuyến tụy, tạo màn chắn ngăn sự bám dính của các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Lợi khuẩn có thể tìm thấy trong các sản phẩm lên men như sữa chua, sữa chua uống… Theo khuyến nghị về sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa của Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố năm 2016, mỗi người Việt Nam, cả trẻ em và người trưởng thành, mỗi ngày đều nên bổ sung ba sản phẩm sữa bao gồm cả sữa chua, sữa dạng lỏng và phô mai.

Tiếp lời bác sĩ, MC Minh Trang, một gương mặt từng quen thuộc trên VTV, hiện là mẹ của bốn em bé từ 2 đến 8 tuổi đã chia sẻ cách chị chuẩn bị tinh thần và sức khỏe cho con để tiếp sức năm học mới với hình thức học online. Để con hứng thú với việc ăn uống, chị chú ý cho con ăn đủ chất, dễ tiêu hóa, thay đổi cách nấu nướng, đôi khi trình bày đẹp. Sữa chua được gia đình chị, không chỉ các bé mà cả người lớn đều thích vì nhận thấy lợi ích cho sức khỏe. Để thay đổi khẩu vị, ngoài sử dụng riêng sữa chua ăn hoặc sữa chua uống, chị còn thêm vào đây vụn bánh quy, hay trái cây… giúp các bé có những bữa xế đẹp mắt ngon miệng.

Trước khi kết thúc buổi tọa đàm, bác sĩ Nhung cho rằng, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ đã nên tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm bệnh vặt, là hành trang sức khỏe vững chắc cho tương lai. Nếu còn nhỏ, trẻ đã có được thói quen ăn uống lành mạnh và hiểu biết về dinh dưỡng, thì khi trưởng thành trẻ cũng có thói quen ăn uống tốt, lối sống tích cực, giảm nguy cơ mắc những bệnh không lây nhiễm. Điều này không chỉ cần lưu tâm trong thời dịch bệnh hoành hành mà cần thực hiện mọi lúc mọi nơi.

Bài: Kim Anh – Video: Hoàng Thanh

Nguồn: vnexpress.net

[searchandfilter id="2529"]