Cô Gái Hà Lan hỗ trợ các ‘chiến binh’ thầm lặng trong cuộc chiến chống COVID-19

Giữa cái nắng nóng như thiêu đốt, các công nhân vệ sinh tại Đà Nẵng vẫn miệt mài quét dọn rác thải sinh hoạt, y tế tại các bệnh viện, khu cách ly, ngoài đường phố.

Theo thống kê từ Bệnh viện C Đà Nẵng, việc phong tỏa cách ly hơn 1.000 người trong bệnh viện thì lượng rác thải ra trong một ngày rất lớn. Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày từ 2.100 – 2.450 ký, riêng rác thải y tế là 637 ký.

Đó là chưa kể lượng rác thải tại các bệnh viện có lượng người phong tỏa cách ly lớn như Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, khu dân cư bị cách ly. Từ đó có thể thấy rằng, trách nhiệm của những công nhân môi trường thuộc Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng không hề nhỏ. Bởi họ chính là những “chiến binh” thầm lặng, không ngại nguy hiểm để giảm thiểu các yêu tố nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh trong toàn bệnh viện và cả cộng đồng.

8h, tại Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng, hàng chục công nhân đang miệt mài quét rác, thu gom rác thải, phun dung dịch khử trùng Cloramin B vào các thùng rác, xử lý triệt để trước khi đưa lên xe di chuyển ra bãi rác. Tất cả đều thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý rác của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế.

Theo lãnh đạo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại địa phương này, các công nhân vệ sinh càng tăng cường thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, tránh để tồn đọng, nhất là tại các khu dân cư và các điểm cách ly y tế. Không những vậy, mỗi công nhân vệ sinh kiêm thêm nhiệm vụ giám sát, phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân thải bỏ khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định.

Khối lượng rác thải từ các bệnh viện và các khu dân cư bị cách ly hiện rất lớn. Công ty luôn động viên tinh thần để mọi người an tâm làm việc và trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ khi thu gom rác thải nguy hại” – lãnh đạo công ty này cho biết.

Hoàn thành xong công việc vệ sinh rác ca sáng, chị Từ Thị Thông mới có thời gian ngồi nghỉ ngơi. Đôi mắt nhìn xa xăm, đượm buồn, chị kể, từ Hà Tĩnh hai vợ chồng lặn lội vào Đà Nẵng lập nghiệp. Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, chồng chị thất nghiệp. Hiện tất cả nguồn sống của hai vợ chồng cùng đứa con đều nhờ vào đồng lương của chị.

Ôm thùng sữa Cô Gái Hà Lan trên tay, chị Thông không khỏi nghẹn ngào cho biết, do gia đình mất nguồn thu, lại đang thuê nhà trọ nên tất cả chi phí ăn uống trong gia đình đều phải gói ghém lại. “Nhiều người thân trong gia đình đã bày tỏ lo lắng khi thấy tôi ăn uống kham khổ, lại làm công việc nặng nhọc, nhất là trong thời điểm dễ bị lây nhiễm bệnh như hiện nay. Sở dĩ gia đình tôi trụ được đến hôm nay là nhờ sự chia sẻ, quan tâm của các cơ quan, đoàn thể. Hôm nay tiếp tục nhận được thùng sữa tài trợ từ Cô Gái Hà Lan, tôi mừng lắm. Nguồn sữa này không chỉ động viên về tinh thần mà còn giúp tôi tăng thêm sức khỏe, thể chất để tiếp tục “chiến đấu” chống dịch, vì bản thân và vì cộng đồng” – chị Thông chia sẻ.

Được biết, vào cuối tháng 8 vừa qua, tiếp nối chương trình “Dinh dưỡng yêu thương – Chung tay chia sẻ”, nhãn hàng Cô Gái Hà Lan (thuộc Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam) đã trao tặng 120.000 hộp sữa với tổng trị giá hơn 800 triệu đồng đến những hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; những “chiến sĩ” là các bác sĩ, lực lượng làm nhiệm vụ ở các tuyến đầu chống dịch… tại Đà Nẵng.

Trước đó, chương trình “Dinh dưỡng yêu thương– Chung tay chia sẻ” này đã triển khai vào đầu tháng 4/2019 khi dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên bằng cách hỗ trợ giá trực tiếp trên sản phẩm.

Truyền thống nghĩa cử cao đẹp, luôn vì cộng này của Cô Gái Hà Lan sẽ luôn được nối tiếp và trải rộng khắp nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.

Quỳnh Chi

Nguồn: vtc.vn

[searchandfilter id="2529"]