Sân chơi “Ngại gì thử thách” thuộc chương trình “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” do Cô Gái Hà Lan thực hiện đã đi vào hoạt động, mang đến nhiều trải nghiệm cho các em học sinh.
Sân chơi đầu tiên này được bàn giao cho trường Tiểu học Phú Hòa 3, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tọa lạc tại trung tâm tỉnh, ngôi trường thành lập vào tháng 9/2014 có khuôn viên rông rãi, xanh mát, là “ngôi nhà thứ 2” của hơn 1.200 học sinh từ 5 khối lớp.
Sân chơi “Ngại gì thử thách” thu hút học sinh trải nghiệm.
Được xây dựng chưa lâu, cơ sở vật chất của trường khá khang trang với 36 phòng học và văn phòng, thư viện, y tế, tin học, Anh văn, mỹ thuật, hát nhạc, nhà ăn… Các trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và hiện đại. Thế nhưng như phần lớn trường tiểu học và trung học cơ sở khác, trường thiếu sân chơi vận động đạt chuẩn cho học sinh.
Cô Lê Thị Kim Thúy – Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Hòa 3 – chia sẻ: “Học sinh hiện nay có ít thời gian vận động và thực tế cũng thiếu sân chơi cho trẻ. Trong khi đó, học sinh, đặc biệt ở bậc tiểu học, cần sự kết hợp hài hòa giữa chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và học tập. Vì vậy, việc được trang bị sân chơi vận động đạt chuẩn và góc dinh dưỡng tại trường là sự hỗ trợ rất lớn, đáng quý”.
Ngôi trường khang trang thêm sinh động hơn với hình ảnh các em vừa nô đùa, vừa rèn luyện thể lực mỗi giờ ra chơi.
Sân chơi vận động kết hợp góc dinh dưỡng để học sinh vui chơi, rèn luyện thể lực, giải toả mệt mỏi sau mỗi giờ học là ước mong của học sinh, thầy cô, gia đình và trở thành mối quan tâm của xã hội. Hiểu được điều này, Cô Gái Hà Lan xây dựng sân chơi liên hoàn với mỗi trò chơi gửi gắm thông điệp vượt thử thách riêng.
Cụ thể, các em sẽ “khởi động” bằng hệ thang dây phối hợp chân tay nhịp nhàng, “xuất phát” đến các bước ziczac trên hệ thăng bằng, rèn “dẻo dai” với hệ xà tay giúp kéo dài và căng các nhóm cơ, luyện “bền bỉ” khi bước qua hệ leo dây cùng các động tác khó hơn, “tăng tốc” trên hệ sắt với độ tăng dần và cuối cùng là “về đích”. Đây là lúc trẻ vỡ oà trong niềm vui vượt qua thử thách, cùng nhau trượt xuống cầu một cách vui vẻ và sảng khoái.
Sân chơi được xây dựng với kết cấu, chất liệu đảm bảo an toàn, màu sắc tươi vui cùng những trò chơi mang tính tương tác cao.
Cũng như bố mẹ hiện đại, Cô Gái Hà Lan hiểu mỗi thử thách là cơ hội để trẻ học cách đối diện và vượt qua. Sân chơi “Ngại gì thử thách” là sự cổ vũ của nhãn hàng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, cố gắng vượt qua sự e dè, lo lắng và tận hưởng niềm vui khi hoàn thành thử thách.
Cùng với sân chơi, Góc dinh dưỡng Cô Gái Hà Lan cùng với nhà trường hướng dẫn kiến thức dinh dưỡng cân bằng để các em phát triển khỏe mạnh và cao lớn vượt trội.
Vũ điệu uống sữa là một trong những hoạt động nổi bật mà Cô Gái Hà Lan mang đến cho học sinh trong dự án “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội”. Với ca từ dễ thuộc, động tác đơn giản, các em có thể thực hành trong buổi tập thể dục giữa giờ hay tiết học thể dục hoặc tại nhà để hiểu hơn về lợi ích của việc uống sữa kết hợp vận động, giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động cả ngày.
Bà Tạ Thúy Hà – Giám đốc Tiếp thị ngành hàng sữa tiêu dùng của Cô Gái Hà Lan – khẳng định: “Trong hành trình 25 năm lớn mạnh cùng Việt Nam, chúng tôi luôn chú trọng mục tiêu hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ em Việt Nam. Chương trình ‘Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội’ hợp tác dài hạn với Bộ GD&ĐT là hành động thiết thực, góp phần xây dựng thế hệ tương lai khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần”.
Học sinh trường Phú Hòa 3 thích thú với điệu nhảy năng động cùng màn biểu diễn flashmob của Quang Đăng.
“Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” do nhãn sữa Cô Gái Hà Lan (thương hiệu thuộc tập đoàn FrieslandCampina) hợp tác dài hạn cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT. Đây là một trong ba trọng tâm kinh doanh, phát triển bền vững của Tập đoàn FrieslandCampina sau 25 năm vào Việt Nam. Qua đó, hãng tiếp tục sứ mệnh mới với cam kết đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội nước nhà.
Với tổng đầu tư 55 tỷ đồng trong 5 năm (11 tỷ đồng cho niên khóa 2020-2021), chương trình dự kiến xây dựng 65 sân chơi liên hoàn đạt chuẩn, 1.250 góc dinh dưỡng và hơn 1,5 triệu học sinh từ 1.500 trường tiểu học được thụ hưởng từ chương trình. |