“Là phụ nữ, nhưng chưa bao giờ cảm thấy mình là phái yếu”

Đó là nhận định chung của những bé gái vượt qua định kiến giới tính để theo đuổi đam mê thể thao, các chị nông dân lựa chọn theo đuổi tình yêu bền vững với cây cà phê, các nữ nhân viên được trao quyền lãnh đạo tại Nestlé Việt Nam.

Giữa thế kỷ 21, đâu đó vẫn còn tồn tại định kiến về phái nữ. Xã hội đôi lúc ngầm mặc định nữ giới thuộc “phái yếu” – khi các giải thể thao cho nữ giới vẫn chưa nhiều, gương nữ nông dân làm giàu vẫn còn hiếm hoi, chuyện nữ nhân viên được tạo điều kiện phát triển nơi công sở vẫn còn ít… Song nhờ sự hỗ trợ của nhiều tổ chức và doanh nghiệp, tiếng nói của họ dần được cất lên.

“Là con gái, nhưng con rất thích chơi bóng đá”

Đó là thổ lộ của Nguyễn Thanh Hằng và Nguyễn Anh Thư (TP.HCM), hai nữ tiền đạo nhí ngầu không kém các tuyển thủ nam. Hai em là những bạn nữ xuất sắc được tuyển chọn lên đường tham gia Cúp MILO Vô địch Thế giới cùng các cầu thủ nhí quốc tế tại sân cỏ Barcelona (Tây Ban Nha) năm 2019.

Con biết nữ có sức bền chưa tốt bằng nam. Vậy nên tụi con luôn cố gắng ở lại các buổi tập để rèn luyện lâu hơn. Đến bây giờ, cả sức bền và kỹ năng của tụi con đều không thua các bạn nam. Từ khi tập đá bóng, con thấy con tự tin hơn, năng động hơn hẳn”, Thanh Hằng (11 tuổi) nói về đam mê thể thao của mình.

Empty

    Thanh Hằng (bên phải) – nữ “nhà vô địch nhí” bước ra từ Cúp MILO với niềm đam mê với quả bóng tròn – đã thay đổi quan niệm về nữ giới và thể thao

Suy nghĩ thể thao chỉ dành cho phái mạnh nay không còn đúng với những bé gái tham gia các giải thể thao học đường mà Nestlé MILO “truyền lửa” trong nhiều năm qua. Không chỉ ở bản thân các em, mà cha mẹ các bé gái, bé trai tham dự các hoạt động thể thao do Nestlé MILO tổ chức đều vững tin và ủng hộ con em mình theo đuổi thể thao. Chính thay đổi của những nữ “nhà vô địch nhí” bước ra từ Cúp MILO như Thư, như Hằng… là minh chứng rõ nhất cho hành trình trở thành nhà vô địch trong mỗi trẻ em Việt Nam, bất kể giới tính hay xuất phát điểm.

Empty

Với thể thao, ai cũng là nhà vô địch, bất kể giới tính hay xuất phát điểm

Vườn cà phê bền vững và cái tên “Chị Nest”

“Là phụ nữ, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là phái yếu” – Để tự tin nói ra điều ngày, chị Nguyễn Tố Như (Cư Kuin, Đắk Lắk) cho biết đó là nỗ lực không chỉ của riêng bản thân, mà còn bởi sự hỗ trợ của dự án NESCAFÉ Plan trong suốt nhiều năm chị tham gia.

“Trồng cà phê là truyền thống lâu đời của gia đình tôi. Cho đến khi tham gia NESCAFÉ Plan, tôi mới biết tối ưu diện tích đất vườn do cha mẹ để lại, trồng xen canh hợp lý cây cà phê và tiêu để có cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ trước. Không chỉ được đào tạo bài bản, tôi còn được hỗ trợ cây giống tốt. Giờ thì tôi có thể tự tin trồng cà phê cho năng suất 4 tấn mỗi ha, làm chủ kinh tế gia đình và không thua kém bất cứ nông dân giỏi nào trên cả nước”, chị Như nói.

Dự án NESCAFÉ Plan đang giúp đỡ hơn 260.000 nông dân làm chủ kỹ thuật canh tác cây cà phê bền vững, hơn 21.000 nông dân đạt chứng chỉ quốc tế 4C về canh tác cà phê bền vững. Đặc biệt, NESCAFÉ Plan đã trao quyền cho nhiều nữ nông dân xuất sắc làm trưởng nhóm nông dân nhằm hỗ trợ kịp thời các nông hộ trong khu vực.

Empty

Tỷ lệ nữ trưởng nhóm nông dân đến nay đạt 30% trên tổng số trưởng nhóm tham gia dự án NESCAFÉ Plan. 

Bên cạnh những nữ nông dân được truyền lửa về tự chủ kinh tế và cuộc sống thông qua dự án NESCAFÉ Plan, chị Đặng Thị Huyền, phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cũng cảm thấy tiếng nói của mình trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao thông qua chương trình phụ nữ khởi nghiệp – “Chị NEST”.

“Dự án ‘Chị NEST’ đã góp phần tăng cường sự kết nối giữa các hội viên và chị em phụ nữ trong xã, đồng thời giúp cho chị em biết thêm các sản phẩm chất lượng và dinh dưỡng cho con em và gia đình. Tôi rất vui khi được người dân trong xã gọi bằng cái tên thân thuộc ‘Chị NEST’!”, chị Huyền bộc bạch. Mỗi ngày, có hàng nghìn “Chị NEST” ở 1.500 xã khác như chị Huyền đã và đang truyền cảm hứng cho 1,5 triệu lao động nữ tại nông thôn khởi nghiệp, tăng thu nhập bằng các dự án thiết thực, nâng cao vai trò và đóng góp của phụ nữ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Empty

“Chị Nest” giúp mang lại nhiều lợi ích và nâng cao vai trò người phụ nữ tại nông thôn.

Tiếng nói của nữ nhân viên tại Nestlé Việt Nam

Chị Đào luôn cảm thấy tự hào khi bản thân cùng hơn 2.800 nhân viên khác góp mặt vào hành trình 25 năm hiện diện tại Việt Nam của gia đình Nestlé. Trên chặng đường ấy, họ được chứng minh bản thân, không ngừng nỗ lực đóng góp cho xã hội và trao quyền cho hàng triệu phụ nữ quanh mình.

Empty

Các nguyên tắc về bình đẳng giới được thể hiện rõ nét trong các hoạt động trong chiến lược phát triển nhân sự và trao quyền của công ty

Năm 2020, chỉ có 9 doanh nghiệp tại Việt Nam được Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vinh danh, trong đó có tên Nestlé Việt Nam. Bà Đào tự hào khi đại diện Nestlé Việt Nam nhận giải thưởng dành cho số ít doanh nghiệp có nhiều hoạt động nổi bật nhất trên hai hạng mục Bình đẳng giới tại nơi làm việc, cũng như Bình đẳng giới thông qua tham gia vào cộng đồng và trong ngành.

“Nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nestlé” – Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam.

Trên hành trình 25 năm hình thành và phát triển, Nestlé Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương nói riêng cũng sự phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam nói chung. Trong đó, phụ nữ luôn có vai trò trọng yếu trong từng hoạt động trách nhiệm trong lĩnh vực Cộng đồng của doanh nghiệp kiên định theo đuổi một mục tiêu “nâng cao chất lượng sống của người Việt” này. Họ – phái nữ nói chung – không còn là “phái yếu” mà tiếp tục được nâng cao quyền năng phụ nữ để ngày càng khẳng định rõ nét vai trò, giá trị quan trọng trong xã hội.

PV

Nguồn: giadinhvietnam.com

[searchandfilter id="2529"]