Trong những năm qua, Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng nhằm hướng tới mục tiêu giúp người dân, trẻ em phòng chống tai nạn đuối nước, có môi trường sống lành mạnh, an toàn. Thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố đều triển khai kế hoạch Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước. Đến nay, tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi hằng năm tăng nhanh, tỷ lệ đuối nước trẻ em giảm rõ rệt từ con số khoảng trên 3.000 trẻ em xuống khoảng dưới 2.000 trẻ em trong độ tuổi dưới 16 trong năm 2018 và 2019. Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí của thanh thiếu nhi, học sinh còn rất thiếu.

Làm sao để trẻ em biết bơi?
Quang cảnh tọa đàm.

Tại tọa đàm, các đại biểu cũng đề ra nhiều giải pháp triển khai Chương trình cho giai đoạn 2021-2030 từ góc độ quy định pháp luật đến các giải pháp về quản lý và thực tiễn thực hiện. Qua đó, giúp việc triển khai chương trình phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, bảo đảm an toàn, nâng cao sức khỏe và phòng chữa một số bệnh tật cho trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực thế hệ trẻ Việt Nam.

Làm sao để trẻ em biết bơi?
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: “Năm 2020, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu, xây dựng bộ học liệu về An toàn trường học và dự kiến ban hành trong năm 2021. Nội dung của bộ học liệu là nhằm trang bị cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 các kỹ năng an toàn về phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, giáo dục để hình thành cho các em các em nhận thức đúng đắn về nguy cơ, tác hại của tai nạn đuối nước và từ đó trang bị cho các em các kỹ năng ứng xử để biết tự bảo vệ bản thân khi tham gia trong đời sống xã hội hằng ngày”.

Tin, ảnh: HỮU TRƯỞNG

Nguồn: qdnd.vn