Nỗi niềm của phụ huynh khi con tựu trường sau nửa năm học trực tuyến

Niềm vui đến trường sau thời gian dài học trực tuyến sẽ trọn vẹn hơn khi trẻ được bố mẹ “lên dây cót” tinh thần, nâng cao sức khỏe thể chất để sẵn sàng cho những trải nghiệm mới.

UNICEF ước tính có ít nhất 1/3 học sinh trên thế giới không được tiếp cận với phương pháp học từ xa trong thời gian trường đóng cửa do đại dịch. Đó cũng là một trong những lý do tổ chức này kêu gọi các quốc gia toàn cầu mở cửa trường học trở lại.

Tầm quan trọng của việc trở lại trường học

“Mỗi giờ học trên lớp rất quý giá, tương đương một cơ hội để mở rộng tầm nhìn và phát huy tối đa tiềm năng của trẻ. Mỗi khoảnh khắc trôi qua, vô số cơ hội bị mất đi. Do đó, chúng ta phải mở cửa trường học càng sớm càng tốt”, bà Henrietta Fore – Giám đốc Điều hành UNICEF – cho biết. Chia sẻ trên Forbes, bà cũng nhấn mạnh ngoài việc khó khăn khi tiếp cận tri thức, trẻ em còn mất đi các mối quan hệ, cơ hội tương tác trực tiếp với bạn bè khi trường học đóng cửa.

Thực tế, việc trẻ nghỉ học kéo dài đi kèm nhiều rủi ro. Không chỉ giảng dạy tri thức, trường học còn mang đến nhiều trải nghiệm thực tế vô giá, cũng là cái nôi để trẻ phát triển toàn diện về “trí – thể – mỹ” (tập trung vào 5 khía cạnh thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tâm lý – xã hội, ngôn ngữ).

Việc không được đến trường học gây ra nhiều thiệt thòi với trẻ, nhất là những vấn đề về tâm lý. Báo cáo “Tình hình Trẻ em Thế giới 2021; Trong tâm trí tôi: thúc đẩy, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ em” của UNICEF cảnh báo cứ 7 em thì có hơn 1 trẻ vị thành niên (10-19 tuổi) trên toàn cầu được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần. Sức khỏe tâm thần cũng giống như sức khỏe thể chất – là nền tảng cho khả năng suy nghĩ, cảm nhận, học hỏi, làm việc, xây dựng các mối quan hệ. Những đợt phong tỏa toàn quốc và việc hạn chế di chuyển trong đại dịch khiến các em rời xa bạn bè, trường lớp, việc vui chơi – những yếu tố then chốt của tuổi thơ.

Chưa kể, trong đại dịch, sáng kiến học tại nhà buộc bố mẹ phải tích cực trong việc đồng hành, giúp con tiếp cận kiến thức để hoạt động lên lớp không gián đoạn. Điều này trở thành bài toán khó của nhiều bậc phụ huynh khi phải trở lại công sở làm việc.

Milo,  tro lai truong anh 2
Việc đi học trở lại là niềm mong mỏi của cả bố mẹ và con sau “học kỳ trực tuyến”.

Gọi nửa năm qua là “học kỳ trực tuyến” của con, chị Kiều Trang (TP.HCM) và chồng phải phân vai để chăm sóc con gái khi chưa thể đến trường. Chị cho biết trong giai đoạn nguy cơ lây nhiễm tăng cao, việc cho con nghỉ học giúp xoa dịu nỗi lo của các bậc phụ huynh. “Nhưng với hầu hết bố mẹ, chăm sóc con cái trong giai đoạn bình thường mới cũng là một thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất là tìm người trông con khi hai vợ chồng phải trở lại cơ quan”, chị nói thêm.

Cũng như chị Kiều Trang, khi nào trường học mở cửa là câu hỏi mà chị Thúy Nga (TP.HCM) từng trăn trở. Gần cả năm quanh quẩn trong nhà với bố mẹ, mỗi ngày nhìn thấy con chỉ ăn, ngủ và dán mắt vào thiết bị điện tử để học trực tuyến, chị lo ngại sức khỏe tinh thần con bị ảnh hưởng, thị lực giảm sút. Bên cạnh đó, vì lười vận động, con không còn năng động như trước.

Milo,  tro lai truong anh 3
Chị Thúy Nga cùng con đến lớp trong ngày “tựu trường” đặc biệt.

“Khi đến lớp, con được vận động thể chất theo giờ, giao tiếp cùng bạn bè. Nhưng khi ở nhà học trực tuyến, con không được nói chuyện nhiều với bạn, ít được chạy nhảy, vui chơi. Việc học trực tuyến cũng khiến con không tiện trao đổi bài vở với cô giáo. Khi biết tin trường học sắp mở cửa, nỗi lo của tôi phần nào dịu đi”, chị chia sẻ.

Chuẩn bị để con đến lớp vui khỏe

Với ngành giáo dục, việc chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, mở cửa trường học là nhiệm vụ hàng đầu để các hoạt động dạy và học sớm quay trở lại trạng thái bình thường. Tại Việt Nam, việc mở cửa trường học đang được tiến hành theo lộ trình. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63/63 tỉnh, thành đã lên kế hoạch đưa toàn bộ học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2. Quyết định này được đưa ra sau khi các trường học cam kết thực hiện tốt công tác vệ sinh dịch tễ, giúp các em có môi trường học tập an toàn, lành mạnh.

Thông tin trường học mở cửa trở lại khiến nhiều bậc phụ huynh chờ mong. Dù vậy, họ vẫn đối mặt với thử thách lớn nhất là giúp trẻ thích nghi với trạng thái vừa học tập, vừa bảo vệ sức khỏe trước đại dịch.

Để con đến lớp an toàn, khỏe mạnh, chị Kiều Trang cho rằng bên cạnh công tác phòng, chống dịch của trường, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, lúc chơi ở bên ngoài, đặc biệt khi hắt hơi hoặc ho, đi vệ sinh; hạn chế tụ tập nơi đông người…

“Thời gian học trực tuyến kéo dài khiến con có tâm lý ‘bị ỳ’. Không phải dậy sớm, không cần di chuyển đến trường, nhất là việc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên khiến con khó thích nghi với sự chuyển đổi sang trạng thái học trực tiếp. Bố mẹ nên thay đổi lịch trình sinh hoạt tại nhà của con cho khớp với lịch học cố định”, chị Kiều Trang phân tích.

Milo,  tro lai truong anh 4
Phụ huynh giúp trẻ tăng cường đề kháng và nâng cao thể lực bằng cách bổ sung dinh dưỡng cũng như vận động thường xuyên.

Còn theo chị Thúy Nga, khía cạnh quan trọng nhất là phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để theo sát tình hình học tập, sức khỏe của con. Không chỉ vấn đề tâm lý, bố mẹ cần giúp con tăng cường đề kháng và nâng cao thể lực thông qua việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cũng như tham gia các hoạt động thể thao trường học.

Trong dịp “tựu trường” đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức các hoạt động thiết thực để hòa chung niềm vui đến lớp cùng học sinh cả nước. Nổi bật là chương trình “Tiếp năng lượng trở lại trường” do Nestlé Milo đồng hành cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai ở nhiều trường học tại TP.HCM và Hà Nội, cũng như hệ thống siêu thị toàn quốc.

Trong khuôn khổ chương trình, nhãn hàng trao hơn 2,5 triệu hộp sữa Milo cho các em nhỏ. Đây là lần thứ hai nhãn hàng tổ chức hoạt động tặng sữa cho học sinh trong dịp trở lại trường sau dịch Covid-19.

Milo,  tro lai truong anh 5
Các em học sinh tại trường Tiểu học Phong Phú (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) nhận quà “Tiếp năng lượng trở lại trường” của Nestlé Milo.

Xuyên suốt các đợt giãn cách xã hội, Nestlé Milo đồng hành cùng phụ huynh mang đến trải nghiệm học tập, vui chơi tại nhà năng động cho trẻ. Nhãn hàng triển khai các chương trình như “Ở nhà nhưng đừng ở yên”, “Trại hè năng lượng trực tuyến”, “Việt Nam năng động khắp nơi”… để khuyến khích các em vận động thể chất.

Vừa qua, vào tháng 12/2021, Nestlé Milo và Hội Thể thao học sinh Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) ký biên bản ghi nhớ hợp tác các hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2022-2026. Dự kiến, nhãn hàng là đơn vị tài trợ chính với tổng kinh phí lên đến 38 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát, Nestlé Milo tiếp tục tham gia các hoạt động tài trợ thể thao để mang đến những sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh.

Giang Chi Anh

Nguồn: zingnews.vn

 

[searchandfilter id="2529"]