Phát triển bền vững – chuyện khó hóa dễ khi nhận thức thay đổi

Đi tìm lời giải cho bài toán bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp lớn triển khai loạt hoạt động ý nghĩa.

Phát triển bền vững là hành trình dài đòi hỏi tiềm lực, sức sáng tạo, tâm huyết từ doanh nghiệp. Và để cán đích, họ cần bắt đầu từ những hành động thiết thực, thay đổi ý thức người dùng theo cách khác biệt.

Câu chuyện giảm thiểu rác thải nhựa vốn quen thuộc, nhưng không giống chuyện cổ tích với cái kết có hậu, rác thải vẫn ở đó, trở thành nỗi lo của toàn thế giới.

Theo thông tin đăng tải trên trang của Bộ Tài nguyên và môi trường, mỗi năm lượng rác nhựa thải ra đủ phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn trôi nổi trên đại dương. Rác thải nhựa tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Thời gian phân hủy rác thải nhựa có thể kéo dài hàng trăm năm, khả năng lưu giữ thành phần độc hại lâu trong khi thời gian sử dụng ngắn khiến số lượng rác thải này tăng nhanh.

Song nghịch lý rằng phía dưới nhiều tấm biển “cấm đổ rác”, người ta vẫn thấy không ít bọc lớn nhỏ xếp chồng. Nhiều hộ dân sống chung với mùi hôi do “tiện tay” vứt mọi thứ đang cầm xuống dòng kênh ngập ngụa chai nhựa, giấy bóng. Người dọn rác vừa qua, người vứt rác liền đến.

Chung tay vào nỗ lực của thế giới, Việt Nam ban hành, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy. Trong đó, việc thay đổi thói quen tiêu dùng, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng tái sử dụng sản phẩm nhựa, thân thiện môi trường đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Nhận thức được xem là khởi đầu, lực đẩy của mọi thay đổi tích cực.

Giảm thiểu rác thải cũng như cuộc chiến dài hơi, đòi hỏi sự góp sức của các thành phần xã hội. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững bắt đầu nhập cuộc, tăng tốc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường và ghi nhận kết quả ấn tượng, nổi bật trong đó có Nestlé Việt Nam. Đặt mục tiêu góp phần định hình một tương lai không rác thải, tăng trưởng doanh thu nhưng không bỏ quên môi trường, công ty tiên phong áp dụng loạt giải pháp sáng tạo.

Nestlé Việt Nam đã cam kết đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng trên toàn cầu khi tham gia phong trào “Chống rác thải nhựa” được phát động năm 2019. Doanh nghiệp muốn hiện thực hóa các cam kết đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn, tập trung phát triển bền vững và những hành động cụ thể. Theo đó, Nestlé tập trung vào 3 lĩnh vực: Phát triển bao bì bền vững, định hình một tương lai không rác thải, nâng cao nhận thức và dẫn dắt hành vi tiêu dùng mới.

La Vie anh 1

Để khởi động hành trình này, tập đoàn bắt đầu từ chính nhân viên của mình. Họ dành thời gian dọn rác và làm sạch bãi biển vào ngày Đại dương thế giới. Năm 2019, trên 4.200 địa điểm kinh doanh của Nestlé trên toàn cầu loại bỏ dần đồ dùng nhựa sử dụng một lần không thể tái chế và chúng được sử dụng nhiều vật liệu thay thế thân thiện với môi trường

Hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không mới, nhưng tiếp cận theo cách gần gũi giúp người dùng hình thành thói quen mới lại là bài toán khó với cơ quan quản lý và nhiều doanh nghiệp. Thông qua gắn kết với hàng chục triệu người dùng phủ rộng cả nước, Nestlé Việt Nam hiện thực hoá ý tưởng in thông tin hướng dẫn thu gom, phân loại và tái chế rác thải lên bao bì hộp sữa, thùng rác làm từ vật liệu tái chế bằng nét vẽ ngộ nghĩnh. Dần dà, những thông tin này tác động thay đổi hành vi theo hướng tích cực, thay vì truyền tải lý thuyết khô khan.

Không dừng lại ở một hoạt động, Neslé mở rộng phạm vi lan toả thông điệp bằng cách kết hợp với đối tác, nâng cao hiểu biết về phân loại, tái chế rác thải tại trường học, khu dân cư… Đơn cử việc ứng dụng và triển khai công nghệ 4.0 trong phân loại và thu gom rác tại nguồn, hỗ trợ và hợp tác với doanh nghiệp xã hội mGreen tại trường tiểu học và trung học cơ sở tại TP.HCM cuối năm 2018. Sau 2 năm triển khai, chương trình đã tiếp cận được hơn 10.000 học sinh, thầy cô và phụ huynh. Hoạt động này chứng tỏ khả năng sáng tạo, linh hoạt khi kết hợp xu hướng sử dụng smartphone và hoạt động bảo vệ môi trường.

Với giá trị cốt lõi là khuyến khích tập thể thao, nhãn hàng Nestlé Milo gia tăng ý nghĩa bằng cách ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng 30 sân chơi “Năng động Việt Nam” từ vật liệu tái chế trên toàn quốc giai đoạn 2020-2021. Theo đó, ít nhất 30 sân chơi được triển khai theo mô hình tiêu chuẩn của chương trình “Hành trình thứ 2 của lốp xe”, lắp đặt thêm bộ trụ bóng rổ, khung thành bóng đá và những vật dụng tái chế từ vỏ hộp sữa với tổng chi phí tài trợ 3 tỷ đồng. Việc xây dựng sân chơi giúp thanh thiếu nhi có thêm điều kiện vận động, tăng cường sức khỏe thể chất, chiều cao và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Qua đó, công ty góp phần nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới.

Từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam cách đây hơn 25 năm, Nestlé đã lấy mục tiêu phát triển bền vững làm trọng tâm. Vị trí Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam minh chứng cho cam kết này.

Tuy nhiên, kết quả có được không phải ngày một ngày hai, mà trải qua chặng đường nỗ lực không ngừng, trong đó có giảm thiểu rác thải nhựa. Từ năm 2018, công ty hoàn thành và tiếp tục duy trì mục tiêu 100% các nhà máy không chôn lấp rác thải rắn ra môi trường

Để thực hiện mục tiêu phát triển bao bì bền vững, công ty áp dụng ống hút giấy tự phân hủy trong các sản phẩm uống liền, trước tiên cho sản phẩm Milo bữa sáng và Nesvita. Hoạt động dự kiến giảm thiểu 24 triệu ống hút nhựa/năm, tương ứng 10 tấn nhựa. Công ty từng đưa ra thống kê thú vị, số ống hút giấy Milo xếp nối tiếp nhau sẽ dài 2.200 km, gấp 1,5 lần khoảng cách giữa Hà Nội và TP.HCM. Bước đi quan trọng này góp phần đưa Nestlé tiến gần cam kết áp dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được vào năm 2025.

La Vie anh 2

Giữa những ngày cả thế giới gồng mình chống dịch Covid-19, sản phẩm Nestlé gắn ống hút giấy lên kệ siêu thị, tô điểm tông màu tươi sáng cho bức tranh trầm lắng.

“Tôi chọn sản phẩm của Nestlé cho con từ khi bé bước vào lớp một. Đã hơn 5 năm, tôi vẫn bị thuyết phục bởi chất lượng, hương vị cũng như thông điệp ý nghĩa mà thương hiệu này truyền tải, từ khuyến khích rèn luyện thể thao đến bảo vệ môi trường. Ngoài dinh dưỡng, con tôi học được nhiều điều từ đây”, chị Ngọc Ánh (quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ.

Tuy nhiên, phát triển bền vững không chỉ chăm chăm vào vật liệu thân thiện môi trường, mà còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm không đổi, thậm chí nâng cao trải nghiệm người dùng. Thách thức này trở thành nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khi có ý định ứng dụng vật liệu tái chế. Nestlé Việt Nam đã làm được điều khác biệt với ống hút giấy được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, an toàn khi sử dụng và không làm thay đổi hương vị thức uống Milo quen thuộc.

Doanh nghiệp này còn tăng tốc với loạt chương trình sau đó như bỏ lớp màng co trên nắp sản phẩm Maggi và La Vie, ra mắt chai nước thủy tinh La Vie… Đặc biệt, các giải pháp cải tiến hoạt động sản xuất tại nhà máy giảm thiểu trung bình 54 tấn nhựa/năm.

Nestlé, La Vie là những thành viên sáng lập tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO) thuộc sáng kiến thu thập và tái chế bao bì sản phẩm. Được thành lập từ 6/2019, PRO đặt mục tiêu đến năm 2030, tất cả bao bì đóng gói của các thành viên đưa ra tiêu thụ trên thị trường sẽ được thu gom và tái chế.

Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, nhìn thẳng vào thực tế rằng không thể tự thay đổi thế giới. Tuy nhiên, ông khẳng định công ty sẽ trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi bằng những hành động thiết thực, lan toả tinh thần ý nghĩa đến nhà cung cấp, đối tác và người tiêu dùng.

“Phát triển bền vững là điều tối quan trọng để vươn xa, nền tảng tăng trưởng của Nestlé. Chúng tôi tin sự thay đổi tại Nestlé không chỉ tạo ra giá trị cho công ty, mà còn góp phần tác động thay đổi tích cực ý thức bảo vệ môi trường”, ông Binu Jacob nhận định.

Giang Di Linh

Đồ hoạ: Xuân Tùng

Nguồn: zingnews.vn

 

 

 

 

[searchandfilter id="2529"]