Doanh thu bán hàng trực tuyến dịp Tết Nguyên đán tăng 25%

Thông tin từ ngành Công Thương Hà Nội cho biết, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán 2021. Qua đó, đưa doanh thu bán hàng trực tuyến tăng lên từ 20%-25%, chiếm khoảng 5%-7% tổng doanh thu bán hàng; tỷ trọng khách hàng thanh toán trực tuyến chiếm 10%-20%, tăng khoảng 15%.

Với sự vào cuộc tích cực của ngành Công Thương, giá cả hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội được duy trì ổn định so với thời điểm trước Tết. Lượng hàng hàng tồn kho sau Tết dưới 10%, đảm bảo lượng tồn kho hợp lý để sẵn sàng phục vụ nhân dân sau Tết. Đặc biệt, từ ngày mùng 4 Tết, hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã mở cửa trở lại, lượng hàng hóa cung ứng đảm bảo dồi dào, giá cả ổn định,… Với các chợ dân sinh trên địa bàn, lượng hàng về chợ và lượng khách đến mua sắm tăng 5% – 10% so với ngày thường nhưng giảm khoảng 10% so với Tết năm 2020. Giá cả hàng hóa tại chợ cơ bản ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến.

Doanh thu bán hàng trực tuyến dịp Tết Nguyên đán tăng 25%
Doanh thu bán hàng trực tuyến dịp Tết Nguyên đán tăng 25%

Tổng giá trị hàng hoá các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố đã cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đạt khoảng 32,8 nghìn tỷ đồng, tăng trung bình khoảng 7% – 10% so với Tết 2020. Lượng hàng hóa còn lại tại các điểm bán hàng để sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp sau Tết Nguyên đán. Như vậy, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đa dạng, giá bán tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng.

Song song với công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa, ổn định thị trường, giá cả,… Công tác phòng chống dịch Covid-19 đã được 100% các đơn vị sản xuất, phân phối thuộc lĩnh vực Công Thương thực hiện nghiêm túc và đầy đủ; đặc biệt là áp dụng nghiêm túc chỉ đạo 5K về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế; bố trí bộ phận đón tiếp, giám sát đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách; phun khử tại các nơi tiếp xúc nhiều, vệ sinh dụng cụ sơ chế, chế biến hàng ngày, bố trí biển hướng dẫn hoặc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho nhân viên, hộ kinh doanh và khách đến mua sắm…

Về phía các doanh nghiệp đã chủ động áp dụng nhiều phương thức bán hàng và thanh toán để hỗ trợ người dân mua sắm trong dịp Tết (nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát), nên doanh thu bán hàng hóa của các đơn vị không bị giảm, lượng hàng tồn kho sau Tết ở mức hợp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

TM

Nguồn: laodongthudo.vn

[searchandfilter id="2529"]