Nestlé Việt Nam đạt thành tích kép về phát triển bền vững và nhân sự

Trải qua một năm đầy thách thức, Nestlé Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nestlé Việt Nam đã được vinh danh là Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam và Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong năm 2021.
Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam đã có chia sẻ về những sáng kiến giúp công ty đạt vị trí dẫn đầu.

Nestlé Việt Nam vừa được vinh danh Doanh nghiệp bền vững nhất bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD). Xin ông chia sẻ điều gì đã giúp công ty đạt được vị trí số một cho giải thưởng bền vững này?

Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestlé Việt Nam nằm trong nhóm ba doanh nghiệp bền vững nhất và là năm đầu tiên đơn vị được vinh danh là doanh nghiệp bền vững nhất tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về giải thưởng này.

Nestlé Việt Nam đạt được sự ghi nhận cao quý này nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ. Cách tiếp cận toàn diện đối với khái niệm bền vững giúp Nestlé Việt Nam tạo nên sự khác biệt với các công ty khác.

Cụ thể, nhiều công ty chỉ thực hiện các chương trình tập trung vào một khía cạnh cụ thể của khái niệm bền vững mà họ thấy quan trọng. Trong khi đó, Nestlé đã và đang thực hiện phát triển bền vững thông qua hàng loạt dự án trên phạm vi rộng có tính hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau.

Nestlé là một trong số ít công ty theo đuổi chiến lược phát triển bền vững dựa trên 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Mặc dù chúng tôi không thể hỗ trợ từng mục tiêu ở mức độ giống nhau, nhưng đây là khuôn khổ để Nestlé hướng trọng tâm và đóng góp của công ty nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo, cải thiện sức khỏe và bảo vệ hành tinh.

Mặt khác, chúng tôi đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ vào năm 2021. Điển hình, Nestlé là công ty đầu tiên tại Việt Nam công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025.

Đây thực sự là một cam kết lớn cho ba năm tới, vậy lộ trình để đạt mục tiêu này như thế nào?

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch này. Tuy nhiên, Nestlé Việt Nam tự tin rằng công ty có thể đạt được mục tiêu bằng cách giảm lượng nhựa, thiết lập quan hệ đối tác để thu gom nhựa và xây dựng thị trường tiêu thụ rác thải nhựa.

Nestlé đã thực hiện nhiều cam kết để giảm lượng nhựa dùng trong các sản phẩm của hãng. Ví dụ, năm ngoái, chúng tôi đặt mục tiêu 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng – và hiện chúng tôi đã hoàn thành 95% mục tiêu này.

Chúng tôi cũng tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển để giảm 33% lượng nhựa tiêu thụ với những bước tiến mới. Ví dụ, chai La Vie có hàm lượng nhựa thấp hơn 10% nhờ thiết kế vỏ chai mỏng hơn và nắp nhỏ hơn.

Tuy nhiên, cần xây dựng hệ thống thích hợp để thu gom và tái sử dụng các sản phẩm có thể tái chế. Nestlé Việt Nam hiện đang hợp tác với các công ty như TetraPak (cho sản phẩm Milo) để nghiên cứu cách công ty có thể thu hồi bao bì và tái sử dụng thành những vật hữu ích. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm các đối tác có thể sử dụng rác thải nhựa được thu gom.

Ví dụ, tại 1.500 trường học, chúng tôi khuyến khích trẻ em mang về những thùng giấy rỗng. Chúng tôi phân loại nhựa và tái chế thành bóng rổ và ghế dài cho trường học và cộng đồng. Điều này cũng giúp giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của việc tái chế. Nếu các em bắt đầu hành động với mục đích và tinh thần trách nhiệm ngay từ bây giờ, thì tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Chương trình nông nghiệp tái sinh cũng đã bắt đầu có những bước tiến mới. Công ty đang triển khai cách tiếp cận mới này ở Việt Nam như thế nào?

Đáng tiếc là con người đã gây ra quá nhiều tác hại cho môi trường, đến mức chỉ cần khôi phục tất cả những gì chúng ta đã khai thác từ thiên nhiên thì vẫn không đủ. Chúng ta cần phải tái tạo nguồn tài nguyên bằng cách trả lại cho hệ sinh thái nhiều hơn.

Nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ hai và chiếm 60-70% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Nestlé trên toàn thế giới. Là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới, nếu chúng tôi quyết định chỉ thu mua những nguyên vật liệu thô từ nông nghiệp tái sinh, người nông dân sẽ thay đổi theo.

Rõ ràng, điều này không thể thực hiện trong một đêm. Tuy nhiên, Nestlé cam kết công ty chỉ cung cấp các sản phẩm từ nông nghiệp tái sinh vào năm 2025. Trong ngắn hạn, chúng tôi dự kiến đạt 25% cam kết này vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.

Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất của chúng tôi. Do đó, Nestlé đang lồng ghép mô hình nông nghiệp tái sinh vào chuỗi cung ứng của công ty tại Việt Nam. Các trang trại đối tác của Nestlé tại Đắk Lắk và Đà Lạt hiện đang trồng xen canh cà phê với cây keo, tiêu hay bơ.

Đây cũng là một phần của chương trình tập huấn và hỗ trợ mà Nestlé mang đến cho người nông dân Việt Nam trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ Plan.

Nông nghiệp tái sinh đã được đưa vào chương trình “nông dân đào tạo nông dân” với các kỹ năng canh tác bền vững. Điều thú vị là 30% huyến luyện viên nông dân là phụ nữ. Họ chia sẻ những thành công với phương pháp canh tác do Nestlé hướng dẫn.

Chương trình đào tạo và tập huấn được triển khai với sự hợp tác của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). Trong 10 năm qua, chúng tôi đã phân phối 56 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam đến người nông dân.

Điều tuyệt vời nhất là người nông dân có thể cải thiện 30-100% thu nhập nhờ áp dụng phương pháp canh tác tái sinh. Dủ sản lượng cà phê có thể giảm một ít, nhưng phương pháp này giúp cải thiện năng suất của cà phê và sẽ thu hút nhiều người tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nestlé Việt Nam đã được vinh danh là Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021 bởi Anphabe dù trải qua một năm khó khăn cho việc tuyển dụng. Điều gì đã giúp công ty đạt được giải thưởng này?

Nestlé luôn lấy con người làm trọng tâm. Do đó, nhân viên của Nestlé có mức độ trung thành và gắn bó với công ty lâu hơn các công ty khác.

Như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, COVID-19 buộc doanh nghiệp lựa chọn giữa con người và mục tiêu tài chính – và Nestlé vẫn giữ các ưu tiên về con người của công ty.

Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Mỗi tuần chúng tôi đều thực hện nhiều sáng kiến khác nhau như các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Nestlé cũng tổ chức 6 câu lạc bộ để giúp mọi người trong công ty kết nối và sống tích cực trong đại dịch. Rõ ràng, nguyên tắc lấy con người làm trung tâm được thể hiện rõ nhất trong tổ chức của công ty trong đại dịch.

Việc đầu tiên chúng thực hiện mỗi buổi sáng là thảo luận cách bảo vệ an toàn và sức khỏe của nhân viên. Hầu như mọi tuần, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi trao đổi để lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của nhân viên. Nestlé cũng thành lập một “đội đặc nhiệm” để tìm kiếm nguồn vaccine cho nhân viên và thường xuyên chia sẻ về tiến độ và tầm nhìn của công ty.

Khi một trong 4 nhà máy của Nestlé ghi nhận ca nhiễm COVID, chúng tôi đã chi trả để tất cả các nhân viên nhận được điều trị tốt nhất. Công tỷ trả 25 triệu đồng cho mỗi nhân viên, thậm chí là nhân viên bên thứ 3 để họ có thể được chuyển đến bệnh viện tư nhân để điều trị.

Vấn đề không phải là tiền mà là mạng sống. Tôi nghĩ nhiều nhân viên đã cảm nhận được những cố gắng của công ty trong việc tập trung vào sức khỏe nhân viên. Đây cũng chính là yếu tốt giúp công ty đạt được sự công nhận Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.

Công ty có kế hoạch để duy trì vị thế này?

Chúng tôi đang suy nghĩ về môi trường làm việc trong tương lai. Chúng tôi đang tập hợp một nhóm những người trẻ tuổi có thể chia sẻ về môi trường làm việc lý tưởng của họ. Nhiều bạn đã đưa ra những ý tưởng táo bạo và sáng tạo mà tôi khá tâm đắc.

Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những ý tưởng này và xem xét ý tưởng nào có thể triển khai, ý tưởng nào phù hợp cho mọi lứa tuổi. Đáp ứng kỳ vọng của nhiều thế hệ sau đại dịch sẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt trong 10 năm qua.

Tìm ra câu trả lời và khuyến khích tất cả nhân viên của Nestlé bước ra khỏi vùng an toàn của họ, thay đổi và phát triển sẽ giúp chúng tôi tiếp tục là nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam.

Một chủ đề nổi bật trong các hoạt động bền vững của Nestlé là trao quyền cho phụ nữ. Chủ đề này đã được triển khai trong dự án NESCAFÉ Plan và một số sáng kiến khác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nestlé đang làm gì để đảm bảo sự bình đẳng trong công ty?

Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Trên toàn cầu, phụ nữ có thu nhập ít hơn nam giới khoảng 25% cho cùng một công việc trong môi trường doanh nghiệp. Tại Nestlé Việt Nam, phụ nữ thực sự kiếm được nhiều hơn. Chủ đề trao quyền cho phụ nữ là một phần không thể thiếu của Nestlé. Vì vậy, công ty đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về bình đẳng giới tại nơi làm việc cũng như trả lương bình đẳng.

Điều này không chỉ đúng đối với các khoản lương và thu nhập. Hiện nay, 50% đội ngũ quản lý của Nestlé là phụ nữ và ở cấp dưới cũng vậy. Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của Nestlé trên toàn thế giới về trao quyền và bình đẳng cho phụ nữ.

Ở một mức độ nào đó, đây cũng là một nét văn hóa khi phụ nữ Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Họ quyết tâm và chăm chỉ hơn, vậy tại sao họ không đạt được vị thế cao hơn.

Bích Thu

Nguồn: vietnambiz.vn

[searchandfilter id="2529"]