Nestlé thay ống hút nhựa bằng ống giấy, 94% bao bì có thể tái chế, giảm tỷ lệ nhựa nguyên sinh, không phát thải chôn lấp… hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc đua tới Net Zero – mức phát thải ròng bằng không – được các tập đoàn toàn cầu hưởng ứng mạnh mẽ. Nổi bật, Nestlé có nhiều bước đi lớn nhằm hiện thực hóa mục tiêu sản xuất không phát thải ra môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính.
Suốt nhiều năm, tập đoàn đã lựa chọn cách tiếp cận tạo giá trị chung (CSV), tức tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng, xã hội, kinh tế và hành tinh. CSV được chọn là trung tâm của mọi hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, nỗ lực phát triển bền vững về môi trường được thực hiện đồng thời qua các giải pháp nhằm đóng góp trong bảo tồn, tái sinh nguồn tài nguyên. Hiện nay, bốn lĩnh vực ưu tiên mà Nestlé tập trung gồm: phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bao bì bền vững; thu mua bền vững; và quản lý nguồn nước.
Chuyển bao bì nhựa sang vật liệu có thể tái chế
Trên kệ siêu thị, người dùng dễ dàng tìm thấy những sản phẩm quen thuộc của Nestlé: sữa lúa mạch Milo, cà phê Nescafé, nước tương Maggi, sữa NAN, Kitkat… Diện mạo của các mặt hàng này có nhiều thay đổi, nhưng ý nghĩa lớn nhất nằm ở thiết kế và chất liệu bao bì. Tập đoàn đầu tư chi phí nhằm thay đổi thành phần của bao bì, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, tăng tỷ lệ các nguyên liệu có thể tái chế dễ dàng và thân thiện môi trường.
Từ tháng 5/2021, Nestlé Việt Nam chuyển từ ống hút nhựa dùng một lần sang ống hút giấy đạt chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đối với toàn bộ sản phẩm uống liền. Nước tương Maggi bỏ màng co trên nắp chai và chuyển sang nhựa sáng màu thay cho nhựa tối màu giúp việc tái chế dễ dàng hơn.
Hộp sữa NAN có muỗng và nắp sản xuất từ 66% nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Viên nén cà phê giảm bớt trọng lượng màng bọc. Còn cà phê hòa tan đang hướng đến sử dụng bao bì đơn lớp, giúp việc tái chế sau sử dụng dễ dàng hơn. Đầu năm 2021, La Vie, một thành viên của tập đoàn tại thị trường Việt Nam, ra mắt sản phẩm nước khoáng thiên nhiên sử dụng chai làm từ 50% nhựa tái sinh, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Doanh nghiệp cũng sử dụng các vật liệu bao bì thay thế để tạo thuận lợi cho việc tái chế.
Hiện các sáng kiến cải tiến bao bì giúp Nestlé Việt Nam giảm đến 2.000 tấn nhựa mỗi năm. Đến nay, gần 94% bao bì sản phẩm được thiết kế để có thể tái chế.
Một số cải tiến về bao bì sản phẩm của Nestlé. Ảnh: Nestlé
Hỗ trợ thu gom, tái chế
Bao bì đóng gói là một phần không thể thiếu của sản phẩm, đem đến sự tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, làm cách nào để quản lý rác thải sau tiêu dùng là vấn đề chung của xã hội.
Chính vì thế, tập đoàn hướng đến tương lai không rác thải thông qua hoạt động đổi mới bao bì, cải tiến danh mục sản phẩm và hỗ trợ phát triển hạ tầng hoạt động tái chế. Mục tiêu đặt ra: không có sản phẩm bao bì nào của Nestlé trở thành chất thải chôn lấp hay ra đại dương. Nỗ lực của doanh nghiệp thực hiện theo bốn nhóm hành động: giảm thiểu, tái thiết kế, tái chế và thay đổi hành vi.
Một khi sản phẩmc thiết kế để tái chế dễ dàng hơn, việc phát triển cơ sở hạ tầng tái chế sẽ giúp bao bì đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu có ích và tiếp tục đưa vào vòng lặp trong nền kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, Nestlé đang hợp tác với nhiều đơn vị trong việc thu gom, phân loại và tái chế bao bì qua sử dụng.
Cụ thể, đơn vị hợp tác cùng nhà sản xuất để thu gom các vỏ hộp sữa đã dùng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thu gom và tái chế chai nhựa. Nestlé cũng là thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam). PRO Việt Nam quy tụ những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bao bì. Liên minh hướng đến mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì thực hiện theo cách dễ tiếp cận, bền vững hơn.
Tại 1.500 trường học trên toàn quốc, Nestlé Việt Nam khuyến khích trẻ em thu gom vỏ hộp sữa đã sử dụng để tái chế thành dụng cụ thể thao như cầu môn, trụ bóng rổ và bàn ghế sử dụng trong trường học lẫn cộng đồng. Điều này không chỉ giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà còn có giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của việc thu gom, phân loại, tái chế rác thải.
Song song với đó, doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. Cùng với hành trình xây dựng nhóm Đại sứ Xanh, Nestlé Việt Nam đã triển khai hàng loạt chương trình như Nói không với nhựa dùng một lần, Thu gom và phân loại bao bì đã qua sử dụng…
Đại diện đơn vị nhận giải Top 1 Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam ngày 1/12 tại Hà Nội. Ảnh: Nestlé
Nhờ những nỗ lực phát triển bền vững, năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp Nestlé Việt Nam đạt danh hiệu Top 1 Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam. Đây cũng là năm thứ tư đơn vị nằm trong Top 3 Doanh nghiệp Bền vững nhất. Bên cạnh giải thưởng cao nhất, Nestlé Việt Nam cũng được bình chọn trong Top 5 Doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2022.
Bình chọn thuộc Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) do VCCI chủ trì tổ chức,. Để đạt được ghi nhận này, Nestlé Việt Nam đã đáp ứng Bộ Chỉ số CSI 2022 (Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững) với 130 chỉ tiêu, trong đó có 68% chỉ tiêu về tuân thủ pháp luật và 32% về sáng kiến kinh doanh bền vững.
Minh Tú
Nguồn: vnexpress.net