- Năm 2021, công ty đã giảm 36% lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động vận hành của mình
- 17,6 tỷ hộp giấy và 10,8 tỷ nắp chai có nguồn gốc từ thực vật được bán ra, giảm tương đương 96 nghìn tấn CO2 so với việc sử dụng nhựa có nguồn gốc hóa thạch
- Đầu tư 40 triệu euro nhằm thúc đẩy thu gom và tái chế vỏ hộp giấy trên toàn thế giới
- Ra mắt Chương trình Bảo tồn Araucaria tại Brazil, đánh dấu dự án đầu tiên về phục hồi hệ sinh thái của ngành
Những thách thức về phát triển bền vững cho thấy sự cần thiết cần phải có một cách tiếp cận mới trong việc cung cấp lương thực toàn cầu mà không gây tác động đến Trái đất: Từ cách chúng ta tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sản xuất, chế biến thực phẩm và đóng gói đến công tác vận chuyển.
Báo cáo Bền vững lần thứ 23 của Tetra Pak nêu bật những thành tựu và tiến bộ của công ty trong năm qua, cũng như các hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa hệ thống thực phẩm bền vững
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tại Tetra Pak, cho biết: “Phát triển bền vững không chỉ nằm trong kế hoạch của chúng tôi mà bản thân nó đã được đưa vào hành động. Chúng tôi phải thực hiện cam kết bằng việc nhân rộng những hành động có tác động tích cực đến thiên nhiên và xã hội, bằng cách tiếp tục đưa phát triển bền vững thành một động lực kinh doanh và tiêu chí để đưa ra các quyết định quan trọng.
“Tham vọng của chúng tôi là dẫn đầu sự chuyển đổi bền vững trong ngành và không ngừng triển khai các sáng kiến trong 12 tháng qua, hỗ trợ các khách hàng và đối tác của chúng tôi trên con đường phát triển bền vững của chính họ. Nếu chúng ta không đấu tranh cho bền vững hôm nay, thế giới sẽ biến đổi theo cách mà chúng ta không thể lường tới trong tương lai. Điều này phụ thuộc vào khả năng tư duy thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho một tương lai tốt đẹp hơn.”
Báo cáo Bền vững lần thứ 23 của Tetra Pak nêu bật những thành tựu và các sáng kiến đang công ty triển khai nhằm bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất. Các sáng kiến này bao gồm:
- Giảm phát thải khí nhà kính 36%[1], với 80% năng lượng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, tăng gấp đôi công suất quang điện mặt trời lên 5,55MW.
- Đầu năm 2022, Tetra Pak phối hợp với tổ chức phi chính phủ địa phương Apremavi tiên phong khởi động sáng kiến cải tạo đất ở Brazil. Mục đích là sẽ cải tạo khoảng 7.000 ha đất vào năm 2030 để phục hồi đa dạng sinh học, thu giữ carbon và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- Tetra Pak đã bán được 17,6 tỷ hộp giấy[2] và 10,8 tỷ nắp chai từ thực vật trong năm qua, giảm thiểu tương đương 96 nghìn tấn CO2[3] so với việc sử dụng nhựa có nguồn gốc hóa thạch.
- Đã đầu tư 40 triệu euro[4] để hỗ trợ thu gom và tái chế 50 tỷ hộp giấy, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
- 61 triệu trẻ em ở 41 quốc gia khác nhau đã được tặng sữa hoặc đồ uống bổ dưỡng đóng trong hộp giấy Tetra Pak thông qua các chương trình dinh dưỡng học đường.
- Thẩm định thương mại thành công lớp bảo vệ thực phẩm làm từ polyme nhằm thay thế lớp màng nhôm trong các vỏ hộp tiệt trùng. Bắt đầu thử nghiệm với lớp màng bảo vệ bằng sợi đầu tiên trong các bao bì đựng thực phẩm, phân phối trong điều kiện môi trường bình thường.
- Trở thành công ty sản xuất hộp giấy đầu tiên trong ngành thực phẩm và đồ uống tung ra nắp hộp sử dụng polyme tái chế[5], đã hợp tác với Elvir – công ty con của đơn vị chế biến sữa hàng đầu thế giới Savencia Fromage & Dairy.
- Hợp tác với một số công ty đổi mới sáng tạo để biến thực phẩm thừa thành nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cũng như phát triển các ứng dụng thực phẩm thay thế đạm động vật. Cùng với tiềm năng tạo ra lượng khí thải carbon thấp hơn, các loại protein làm từ thực vật sử dụng lượng đất và nước giảm đáng kể so với các nguồn nguyên liệu truyền thống[6].
- Cam kết giảm một nửa lượng thực phẩm thừa, lượng nước tiêu thụ và lượng khí thải carbon của các dây chuyền chế biến hoạt động trong điều kiện tốt nhất vào năm 2030[7].
Ông Adolfo kết luận: “Tôi nhận ra chặng đường dài phía trước và bước thay đổi cần thiết của ngành. Hành động tập thể, đổi mới sáng tạo, các mô hình hoạt động mới và quan hệ đối tác độc đáo sẽ là những yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy tốc độ của thay đổi hiện tại, hướng tới một tương lai bền vững hơn.”
NHỮNG CỘT MỐC NỔI BẬT TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, bất chấp tác động của đại dịch, Tetra Pak đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phát triển bền vững. Cụ thể trong năm vừa qua công ty đã thực hiện một số hoạt động như sau:
- Đầu tư 1,2 triệu euro vào Nhà máy giấy Đồng Tiến để tăng gấp đôi năng suất tái chế lên 17.000 tấn/năm, nhằm hỗ trợ cho nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống của Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm tái chế vỏ bao bì đã qua sử dụng tuân thủ theo quy định về Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất;
- Thực hiện số hoá việc thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống khi hợp tác với VECA nhằm đưa vỏ hộp giấy vào danh mục thu gom của ứng dụng thu mua ve chai VECA, giúp việc thu mua vỏ hộp giấy có thể được thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào;
- Đầu tư thêm 5 triệu euro vào nhà máy Bình Dương nhằm nâng sản lượng hàng năm từ 11,5 tỷ vỏ hộp lên 16,5 tỷ vỏ hộp, giúp đảm bảo nguồn cung cho ngành thực phẩm.
- Lắp đặt 2.300 tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà máy, – một nỗ lực nhằm loại bỏ hoàn toàn khí thải nhà kính trong các hoạt động của nhà máy trước năm 2030;
- Năm 2021, nhà máy Tetra Pak Bình Dương đã tiết kiệm được 1.665 MWh lượng điện, giảm phát thải hơn 3.100 tấn CO2 và 1.673 m3 lượng nước sử dụng so với năm 2020.
- 100% vỏ hộp giấy cung cấp tại Việt Nam đều dán nhãn FSC của Hội đồng Rừng Thế giới, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu khai thác từ nguồn rừng tái sinh có kiểm soát và được quản lý theo tiêu chuẩn chặt chẽ của quốc tế.
- Hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ như Aeon Mall, MM Mega Market để mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy tại các trung tâm mua sắm và siêu thị.
Nguồn: tapchicongthuong.vn