Trẻ vững vàng vượt thử thách để ngày Tết thêm xuân

Qua những “giáo cụ” gần gũi như trải nghiệm phong tục Tết, tự tay mua sắm, chuẩn bị mâm cỗ, trẻ nhỏ không chỉ có Tết cổ truyền ý nghĩa mà còn nhận được nhiều bài học đầu đời.

Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 1
Đầu năm ngày rộng tháng dài, trẻ sẽ chẳng ngại dành thời gian ngủ nướng thêm tí chút. Để hạn chế điều này, cha mẹ có thể cùng con thảo luận về bài vận động theo cách con thích. Thực tế, việc tạo cơ hội để trẻ nói lên lựa chọn của mình là cách khơi gợi hứng thú hiệu quả nhất. Phụ huynh có thể dựa trên sáng kiến của Cô Gái Hà Lan để cùng trẻ xây dựng “biểu đồ” dinh dưỡng kết hợp thể thao dịp Tết theo quy tắc 4-3-2-1: 4 nhóm chất trong 3 bữa chính, bổ sung 2 hộp sữa, với thời gian vận động tối ưu khoảng 1 giờ mỗi ngày. Cha mẹ cũng đừng quên tham gia tập luyện để con luôn cảm thấy được đồng hành.
Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 2
Chẳng đứa trẻ nào có thể từ chối lời mời được tự lên thực đơn món khoái khẩu cho bữa sáng ngày Tết. Để con hứng thú hơn, mẹ có thể để con tự tay bỏ món này, đưa món kia vào bữa điểm tâm; hay sáng tạo thực đơn từ món khoái khẩu là sữa tươi. Không chỉ giàu protein, sữa tươi có đa dạng vi chất như protein, canxi, vitamin D… Thực đơn bữa sáng kết hợp sữa tươi giúp con nhận được nguồn dinh dưỡng cân bằng, thêm năng lượng khởi động ngày mới vững vàng.
Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 3
Con trẻ sẽ thực sự lớn thêm một tuổi khi được “mắt thấy, tai nghe, tay làm” trong những ngày Tết. Việc để con chủ động lên danh sách thực phẩm cần mua có thể mở ra cơ hội để trẻ ôn lại kinh nghiệm Tết cũ, nhớ lại những loại mứt bánh thơm ngon từng ăn hoặc bao lì xì yêu thích… Thế giới quan của con nhờ đó có thể trở nên phong phú và nhiều trải nghiệm hơn sau 3 ngày Tết, 7 ngày xuân.
Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 4
Trẻ thường có thói quen đòi bố mẹ mua linh tinh mỗi khi đi siêu thị sắm Tết. Xuân năm nay, bố mẹ có thể dạy con cách tính toán giá cả, chọn sản phẩm phù hợp ngân sách, hay chủ động thanh toán tiền. Bằng cách hỏi ý kiến con khi mua sắm như “Con có muốn mua bánh cho ông bà không?”, “Món này có vẻ đắt hơn nhỉ?”…, phụ huynh khiến trẻ có cảm giác được tôn trọng, từ đó tự tin đóng góp ý kiến. Việc cân đối tài chính cũng là bài học giúp trẻ quý trọng tiền bạc. Dẫu chưa thật thấu đáo, song trẻ có thể hiểu thêm về gia cảnh, biết quan tâm về tài chính gia đình sau một năm bố mẹ vất vả làm lụng.
Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 5
Tết của con có thể khởi đầu bằng việc tự tay chọn quà Tết tặng ông bà, người thân. Để con chọn được món quà phù hợp, mẹ có thể gợi ý một số sản phẩm tốt cho sức khỏe ông bà như sữa dinh dưỡng hay những thực phẩm bổ sung dành cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, phụ huynh nên hỗ trợ trẻ làm đẹp món quà đã lựa chọn. Điều này giúp con cảm thấy vui và hãnh diện khi mang quà gửi đến người thân yêu.
Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 6
“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” – đây là dịp quý giá để bé học về uống nước nhớ nguồn. Nhờ cùng mẹ chuẩn bị mâm ngũ quả hay bày cỗ Tết, bài học về tưởng nhớ gia tiên ngày đầu năm với con chẳng còn khó hiểu. Hoạt động này không chỉ giúp con biết san sẻ việc nhà với bố mẹ, mà còn là dịp bày tỏ lòng thành đến tổ tiên – những người rất đặc biệt của bé.
Co Gai Ha Lan,  du xuan anh 7
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn được tham gia vào các hoạt động ngày Tết như một người trưởng thành. Mẹ có thể để con đóng vai chủ nhà tiếp đón bạn bè, anh chị khi họ ghé nhà chúc Tết; hoặc khuyến khích trẻ mời bạn bè đến nhà thưởng thức những món ăn truyền thống. Đặc biệt, cha mẹ có thể gợi ý con lì xì một số em bé nhỏ tuổi hơn, để trẻ thấy thêm trưởng thành khi bước sang tuổi mới.

Giang Chi Anh Hà Phi (Đồ họa: Hoài Trần)

Nguồn: zingnews.vn
[searchandfilter id="2529"]