Sắm sửa chuẩn bị cho năm mới là trải nghiệm ấm áp, ký ức tuổi thơ ý nghĩa với mỗi đứa trẻ. Cha mẹ cần đảm bảo sự an toàn để giúp con lưu giữ trọn vẹn điều đó.
Trao đổi với bé về kế hoạch sắm Tết: Trong “Báo cáo tiếng nói trẻ em Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững thực hiện vào tháng 4/2021 tại 7 tỉnh thành, nhiều học sinh cho biết chưa thực sự được lắng nghe và tham gia các vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình. Điều này cho thấy nhu cầu được bày tỏ quan điểm, đóng góp ý kiến ở trẻ là rất lớn. Dịp Tết bận rộn, nhu cầu này hóa thành mong muốn thiết thực như cùng cha mẹ trang hoàng nhà cửa, đi chợ Tết chọn đồ này món nọ… Việc trao đổi trước cùng trẻ về kế hoạch Tết không chỉ khiến con thấy được tôn trọng, mà còn là cách phụ huynh làm rõ những đầu việc cần thực hiện, đảm bảo sự đồng thuận cao từ trẻ.
Lên lộ trình đi vi vu sắm Tết: Trẻ nhỏ thường rất hiếu kỳ bởi đó là cách các “nhà thám hiểm nhí” học hỏi. Chợ hay các gian hàng Tết là những địa điểm lý tưởng để trẻ thỏa sức ngắm nghía nhiều thứ mà cả năm chỉ thấy một lần. Cũng bởi thế mà trẻ có thể sa đà vào các mặt hàng không cần thiết, khiến cả nhà chậm trễ kế hoạch mua sắm. Do vậy, cha mẹ cần lên lịch trình cụ thể những gì cần mua, nơi nào cần tới trước, mất khoảng thời gian bao lâu… và trao đổi rõ với trẻ trước khi xuất phát. Nhờ vậy, trẻ sẽ bớt đắm chìm vào những sở thích riêng mà chậm trễ việc chung của cả nhà.
Hướng dẫn con nếu chẳng may bị lạc: Đưa bé đi sắm Tết cũng đồng nghĩa cha mẹ có thêm mối bận tâm khác ngoài chuyện tiêu dùng thông thái. Sự nhộn nhịp của chợ Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ hãy dặn trẻ luôn ở gần bên, không tự ý đi cách bố mẹ vì bất cứ lý do gì. Đồng thời, nên giao hẹn trước về điểm gặp mặt nếu chẳng may trẻ bị lạc, hoặc dặn con không sợ hãi và tìm gặp nhân viên cửa hàng (mặc đồng phục và đeo bảng tên) để nhờ giúp đỡ.
Bữa sáng đủ chất cho chuyến đi: Những chuyến mua sắm Tết diễn ra nhiều giờ có thể khiến bé đói bụng và ảnh hưởng tâm trạng. Vì thế, một bữa sáng no bụng tại nhà, kèm hộp sữa tươi hoàn thiện dinh dưỡng sẽ giúp bé nạp đủ năng lượng để khởi đầu ngày mới. Sữa tươi cũng phù hợp làm bữa phụ nhờ giàu protein và năng lượng, giúp hóa giải cơn đói sau nhiều giờ mua sắm. Đơn cử, mỗi hộp sữa tươi 180 ml của Cô Gái Hà Lan không chỉ giàu đạm và canxi, nhiều vitamin B1, B12, i-ốt, phốt pho,… mà còn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng với tỷ lệ phù hợp.
Đảm bảo 5K: Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Vởi trẻ nhỏ – nhóm đối tượng chưa có khả năng tự phòng vệ và đảm bảo an toàn, việc hướng dẫn trẻ thực hiện đủ 5K nơi công cộng càng trở nên cần thiết. Cha mẹ có thể chuẩn bị đủ khẩu trang, kính chắn giọt bắn, nước rửa tay khô hay dung dịch xịt khuẩn để trẻ mang theo, đồng thời dặn bé hạn chế tiếp xúc với mọi người hay chạm tay lên các vật không cần thiết.
Giữ không khí vui vẻ suốt chuyến đi: Không khí hào hứng sẽ giúp chuyến mua sắm của cả nhà thuận lợi. Bé vui vẻ sẽ có thêm kiên nhẫn đợi bố mẹ lựa đồ; còn các phụ huynh cũng bớt lo con quấy khóc để yên tâm sắm Tết. Khi trẻ có dấu hiệu chán nản hay vòi vĩnh các món đồ không có trong danh sách mua, thay vì trách mắng, cha mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích rằng món đồ này không phù hợp, hoặc tạm dừng mua sắm và dành cho con 5 phút vỗ về, giúp con lấy lại bình tĩnh.
Tổng kết hành trình: Sau mỗi chuyến mua sắm cùng bé, cha mẹ đừng quên tổ chức buổi họp nhỏ với sự tham gia của con. Trong buổi họp, ngoài việc đánh giá kết quả chuyến đi so với kế hoạch ban đầu, cha mẹ có thể nhấn mạnh vai trò của con trong suốt hoạt động, đưa ra khích lệ kịp thời với các biểu hiện tốt, rút kinh nghiệm với hành vi chưa đúng. Việc làm này vừa dạy bé cách kiểm soát thời gian và kế hoạch tiêu dùng, vừa giúp con cảm nhận được sự đóng góp của bản thân, công nhận từ gia đình, từ đó hình thành sự tự tin và tự lập cần thiết.