Tọa đàm giải pháp dinh dưỡng cho người viêm dạ dày

Chương trình cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi khoa học giúp người bệnh cải thiện sức khỏe. 

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, cả nước có 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn nữ giới.

Với mong muốn giúp người dân nâng cao hiểu biết về căn bệnh, cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng tốt cho người bệnh dạ dày, ngày 18/7, nhãn hàng Nutricare Gastro tổ chức tọa đàm “Giải pháp dinh dưỡng cho người viêm dạ dày”.

Chương trình có sự tham gia của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa văn Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Minh, tốt nghiệp khoa học dinh dưỡng, Đại học Washington, Seattle (Mỹ), nguyên phó phòng quản lý khoa học Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Chương trình có sự tham gia của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Minh, tốt nghiệp khoa học dinh dưỡng, Đại học Washington, Seattle (Mỹ), nguyên phó phòng quản lý khoa học Viện Dinh dưỡng quốc gia (thứ 3 từ trái sang), và Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa văn Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai (thứ 4 từ trái sang).

Chương trình có sự tham gia của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa văn Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Minh, tốt nghiệp khoa học dinh dưỡng, Đại học Washington, Seattle (Mỹ), nguyên phó phòng quản lý khoa học Viện Dinh dưỡng quốc gia. Các chuyên tư vấn cách ăn uống, nghỉ ngơi khoa học cho bệnh nhân dạ dày, cách phòng tránh bệnh tái phát…

Dưới đây là nội dung tư vấn:

– Bệnh viêm dạ dày là gì?dấu hiệu nào để biết rằng một ai đó đã bị mắc viêm dạ dày?

 PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hồng: Căn bệnh viêm loét dạ dày khá thường gặp ở mọi người. Đây là hiện tượng bong tróc, gây ổ loét ở thành dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Khi vết loét rộng sẽ hình thành vết thương nặng hơn, dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Biểu hiện là đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, rối loạn về nuốt như nuốt khó, đau. Dấu hiệu quan trọng nhất là nôn, buồn nôn, đau bụng… theo chu kì. Ở đây là chu kì ngày đêm, trước và sau khi ăn hoặc khi căng thẳng. Mọi người nên nhớ các chu kì này để trao đổi với bác sĩ khi nghi ngờ mình bị viêm dạ dày.

– Bệnh viêm dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có để lại những hệ lụy hay hậu quả gì không?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày tá tràng nhiều phía, không chỉ duy nhất từ vi khuẩn HP. Tuy nhiên tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày tăng cao từ vi khuẩn HP do đất nước ta nằm trong vùng dịch tễ nhiễm HP lớn. Mặt khác, bệnh viêm loét dạ dày còn đến từ chế độ ăn uống, dùng nhiều rượu bia và đặc biệt là stress trong cuộc sống. Nhiều trường hợp stress nặng khiến gây gây viêm các đường tiêu hoá cần phải điều trị. Việc xuất hiện các khối u trong hệ tiêu hoá gây tăng acid Hydric khiến ảnh hưởng tới viêm loét. Bệnh nhân cần phải điều trị triệt để mới có thể loại trừ bệnh tối đa.

– Là người đã từng làm việc ở cơ quan về dinh dưỡng  và hiện nay lại nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng bệnh học chuyên gia có nhận định nào về thực trạng vấn đề dinh dưỡng  tại Việt Nam hiện nay?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Việt Nam được WHO đánh giá đang gặp vấn đề kép về dinh dưỡng. Người nghèo đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai đang thiếu dinh dưỡng. Ngược lại người có kinh tế khá hơn thì khẩu phần ăn không hợp lý gây tình trạng thừa đường, chất béo. Ngoài ra, người sống ở nông thông thường lạm dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Một trong những chất dễ gây đau dạ dày là đồ uống có cồn bên cạnh thuốc lá, đồ cay… Trong văn hóa tiêu dùng thực phẩm của người Việt, nhiều người lạm dụng đồ uống có cồn, đặc biệt khi đời sống khá giả hơn, nhu cầu ăn uống cao hơn.

– Nói về vấn đề dinh dưỡng người ta hay đề cập đến dinh dưỡng trong điều trị bệnh, dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị bệnh và dinh dưỡng phòng bệnh, điều này được hiểu như thế nào?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh là đáng quan tâm nhất. Mỗi người ở các ngành nghề, thói quen sinh hoạt cần có chế độ ăn khác nhau để phòng bệnh dạ dày. Với các bệnh khác cũng như vậy. Có thể lấy các ví dụ như sau: Chế độ hỗ trợ với cháu nhỏ viêm hô hấp cấp, nên ăn đồ ăn giàu kẽm, vitamin C. Với bệnh lí loãng xương cần cân đối bổ sung canxi, kẽm, vitamin C. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng dự phòng cần được quan tâm hơn là ăn để chữa bệnh.

– Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày quan trọng như nào?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh:Trong việc điều trị, người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc giảm acid, để gia tăng chất nhầy bảo vệ dạ dày, hạn chế tổn thương bề mặt. Bạn nên ăn những thực phẩm có thể làm tăng các yếu tố kiềm, giảm acid. Việc sử dụng thức ăn quá cứng, khô làm dạ dày khó lành. Nên duy trì độ PH trong dạ dày lớn hơn 4.

– Nói về vấn đề dinh dưỡng người ta hay đề cập đến dinh dưỡng trong điều trị bệnh, dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị bệnh và dinh dưỡng phòng bệnh, điều này được hiểu như thế nào?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Chế độ dinh dưỡng dành cho người viêm loét dạ dày không khác so với cách ăn uống phòng bệnh. Tuy nhiên, với người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP, cần điều chỉnh đồ ăn đảm bảo dinh dưỡng hỗ trợ đường ruột tốt hơn. Vì với người nhiễm khuẩn HP phải dùng nhiều kháng sinh, ít nhất là 2 loại và kèm nhóm thuốc khác trong 14 ngày mới có thể tiêu diệt loại khuẩn này. Thời gian dùng thuốc dài, nên có thể dẫn đến thay đổi hệ khuẩn tốt trong đường ruột, dẫn đến nhiều hệ luỵ về tiêu hoá và sức khoẻ khác.

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh là đáng quan tâm nhất. Mỗi người ở các ngành nghề, thói quen sinh hoạt cần có chế độ ăn khác nhau để phòng bệnh dạ dày. Với các bệnh khác cũng như vậy. Có thể lấy các ví dụ như sau: Chế độ hỗ trợ với cháu nhỏ viêm hô hấp cấp, nên ăn đồ ăn giàu kẽm, vitamin C. Với bệnh lí loãng xương cần cân đối bổ sung canxi, kẽm, vitamin C. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng dự phòng cần được quan tâm hơn là ăn để chữa bệnh.

– Thưa Ths. Bs Nguyễn Đức Minh trên thế giới thì việc thực hành dinh dưỡng trong điều trị bệnh được họ quan tâm ở mức độ nào? Vấn đề dinh dưỡng trong điều trị bệnh cũng như hỗ trợ và phòng bệnh có phải là xu thế của thế giới hiện nay không?

– Ths.BS Nguyễn Đức Minh: Đây là câu hỏi thú vị. ở Việt Nam, chế độ dinh dưỡng (khoa dinh dưỡng) mới được khôi phục trong khi trên thế giới đây là ngành quan trọng. Xu thế điều trị hiện đại không chỉ dùng thuốc mà còn có ngành dinh dưỡng y học, hỗ trợ bệnh nhân từ tâm lí trị liệu, phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ bệnh nhân lao, người gày, sợ ăn mỡ, có biểu hiện thiếu máu. Ngoài việc dùng thuốc trị lao, chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng để tăng hồng cầu, cải thiện sức khỏe chung của bệnh nhân.

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Hầu hết chuyên khoa điều trị hiện nay chỉ chú trọng chữa bệnh, làm sao cho bệnh nhân khỏi bệnh song chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm. Hầu như người bệnh chỉ ăn uống theo thói quen, kinh nghiệm chứ chưa được thiết kế thực đơn khoa học. Người bệnh cũng chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khi đang nằm trên giường bệnh. Khi khỏi bệnh, hầu như người bệnh quên mất việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bệnh tái phát.

– Quan điểm về việc sống chung với bệnh đau dạ dày?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Bệnh khó chữa nhưng có thể chữa khỏi, nếu tìm được căn nguyên như nhiễm vi khuẩn HP thì việc diệt trừ HP sẽ chữa thành công. Còn những nguyên nhân do stress, chế độ ăn uống thì sẽ khó chữa, bệnh có thể tái lại. Với phụ nữ, trẻ em bệnh kiểm soát dễ dàng hơn.

– Quan điểm chung của mọi người khi nhắc tới ăn đồ chua cay, hút thuốc lá, uống rượu bia, cafe gây viêm loét dạ dày, nhưng liệu đó có phải nguyên nhân chính gây ra bệnh không, độc giả chưa được giải đáp rõ, xin bác sĩ chia sẻ cho mọi người nắm rõ?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Vai trò của rựou bia, thuốc lá và đồ ăn cay nóng ở một chừng mực cho phép không gây ngay ra bệnh lý. Với đồ ăn cay nóng kích thích ăn ngon, giúp quá trình tiêu hoá tốt hơn, nhưng với liều lượng lớn có thể gây ra bỏng vùng bề mặt niêm mặc hệ tiêu hoá. Với Nicotin khi sử dụng nhiều sẽ làm tăng men bài tiết trong đường tiêu hoá, gây ra các bệnh lý cho các cơ quan trong cơ thể. Riêng rượu bia, đồ uống có cồn khi đi vào hệ tiêu hoá làm tăng bài tiết, kích thích acid Clo Hydric làm phá huỷ lớp màng nhầy trên bề mặt niêm mạc.

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Trong các loại kể trên nguy hiểm nhất là đồ uống có cồn, vì nó tăng sinh acid và ức chế tạo chất nhầy, tiêu diệt, mất cân bằng hệ vi khuẩn chín. Bởi đây là hệ khuẩn có lợi, tạo lớp bảo vệ cho cơ thể, ức chế vi khuẩn có hại xâm nhập, trong đó có vi khuẩn HP.1.

– Đối với một số bệnh nếu ăn uống không đúng thì sẽ làm bệnh nặng thêm và điều này có vẻ như đúng trong bệnh dạ dày có phải như vậy không thưa PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Đúng vậy, chế độ ăn uống quan trọng gây viêm loét dạ dày. Thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn sẵn có chất bảo quản, đồ chiên rán quá nhiều cũng gây viêm loét dạ dày. Uống rượu bia, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không theo giờ giấc… cũng là nguyên nhân gây ra các phản xạ làm rối loạn bài tiết gây đau dạ dày. Có rất nhiều yếu tố gây viêm loét dạ dày vì vậy cần lưu tâm đến dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và lựa chọn thực phẩm sạch, lành mạnh.

– Ở vùng nông thôn người dân vẫn quan niệm dinh dưỡng chỉ cần bổ sung thức ăn đa dạng, còn việc uống sữa, bổ sung dưỡng chất khác dường như chưa được quan tâm. Bác sĩ cho biết vai trò của việc bổ dung dinh dưỡng?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Chế độ dinh dưỡng phải có sự cân đối hợp lý, có 4 nhóm: chất béo, chất bột, vitamin và chất khoáng, với vitamin có nhiều từ rau xanh.Tùy theo mức độ điều kiện kinh tế cho phép mà chúng ta phải cân đối nhóm chất. Sau 6 tháng khi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, cơ thể sẽ thiếu hụt các dưỡng chất, vì vậy mỗi người phải nạp đầy đủ, để khỏe mạnh, phát triển tốt.

– Lời khuyên cho người đau dạ dày lâu năm?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Người bệnh phải cắt giảm những chất kích thích có hại như rượu, bia, chất có ga, cộng việc nghỉ ngơi khoa học để cơ thể tự hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh tìm hiểu ăn những thành phần dinh dưỡng tốt cho dạ dày. Với người đang có biểu hiện đau dạ dày thì nên ăn giãn bữa, ăn ít, phải tính toán, khẩu phần ăn mềm, dễ tiêu. Tùy từng trường hợp nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn điều trị đúng. Với những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ, người bệnh cũng phải hạn chế, ví như gạo lứt tốt cho sức khỏe người bình thường nhưng nên hạn chế với người bệnh dạ dày.

Trong quá trình làm toạ đàm, ban tổ chức nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bệnh viêm loét dạ dày. Hai bác sĩ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc:

– Tôi bị đau dạ dày khi ăn bánh mì cảm thấy đỡ, liệu có phải ăn bánh mỳ giúp giảm đau không thưa bác sĩ, nếu đúng xin hỏi còn những loại thức ăn nào tương tự?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Theo triệu chứng bạn kể, có thể bạn bị viêm niêm mạc dạ dày. Bánh mì là thực phẩm mềm, có tính thấm hút, theo quan sát của chúng tôi khi kiểm tra các loại thực phẩm, bánh mì hay bánh quy có thể có khả năng hút acid giúp người bệnh giảm đau trước mắt. Nhưng theo tôi bạn nên đi kiểm tra để bác sĩ để được đưa lời khuyên kiểm soát bệnh.

– Tôi thường cảm giác nóng rát vùng trên rốn, ợ chua, khi điều chỉnh tư thế, dáng ngồi thì đỡ đau hơn. Tôi ra hiệu thuốc người ta cho gói thuốc bột uống thấy đỡ đau nhưng thời gian sau lại bị lại, vì sao vậy?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Triệu chứng của bạn nóng rát, kéo dài, khi đổi tư thế thì có vẻ đỡ đây, bạn đau dạ dày và đầy bụng. Bạn cần phải hỏi tại sao mình bị đau, vì vậy cần phải khám xét, đây là viêm hay loét, nếu kịch thước loét lớn thì phải đánh giá lại, phải có thuốc trung hòa acid, giảm acid để khắc phục tình trạng bệnh.

– Thưa bác sĩ, bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua được không?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Sữa chua tốt. Hiện nay có hai loại, sữa chua lên men và sữa chua làm từ axit tạo vị chua. Loại thứ nhất lâu dài sẽ tốt nhưng giảm axit dạ dày vì vậy người bệnh nên hạ chế ăn.

– Bị đau dạ dày có ăn được sữa không, khi tôi uống sữa thường cảm giác đầy bụng. Tôi nghe nói nếu uống khi đói cần ăn món như bánh trước để tránh đau bụng?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Điều này không đúng, nhưng bệnh lý của bạn có thể không đau dạ dày mà có thể là hội chứng không dung nạp đường lactose. Những người không hấp thu được thì dẫn đến uóng sữa vào đau bụng, đi ngoài, khi ăn kèm khẩu phần ăn và uống sữa làm trộn với đường lactose tạo cảm giác đầy bụng. Bạn có thể tập dần, ăn ít một, uống ít một (với người khoẻ mạnh). Bạn nên đi kiểm tra, vì triệu chứng chưa rõ, cần test

– Thưa chuyên gia dinh dưỡng, em nghe nói bị bệnh dạ dày thì không béo được, vì không hấp thu được dinh dưỡng, có đúng như vậy không, xin chuyên gia lý giải?

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Viêm loét dạ dày nhiều giai dày, đầy bụng trướng hơi là đau dạ dày. Khi vừa đau bụng, vừa gày sút cân có lẽ người bệnh mắc nhiều hội chứng như: viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Khi vừa đau bụng, vừa gày giảm cân tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám.

– Tôi thường cảm giác nóng rát vùng trên rốn, ợ chua, khi điều chỉnh tư thế, dáng ngồi thì đỡ đau hơn. Tôi ra hiệu thuốc người ta cho gói thuốc bột uống thấy đỡ đau nhưng thời gian sau lại bị lại. Thưa bác sĩ, cứ bị đau như vậy tôi mua thuốc bột có đúng không?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Triệu chứng của bạn nóng rát, kéo dài, khi đổi tư thế thì có vẻ đỡ đây, bạn đau dạ dày và đầy bụng. Bạn cần phải hỏi tại sao mình bị đau, vì vậy cần phải khám xét, đây là viêm hay loét, nếu kịch thước loét lớn thì phải đánh giá lại, phải có thuốc trung hòa acid, giảm acid để khắc phục tình trạng bệnh.

– Tôi hay bị trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, chua khó chịu, tôi phải ăn uống như nào để cải thiện bệnh?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Thông thường trong dinh dưỡng khuyên dùng sản phẩm cân bằng các vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp này nên điều trị, không tự chữa được có thể liên quan đến thói quen ăn uống, ngủ đủ giấc hoặc tiền sử bệnh đã lâu. Với trào ngược dạ dày thực quản có thể ợ nóng, chua, đau nóng xương ức, thường sẽ dùng thuốc kéo acid lên, cân bằng độ PH dạ dày. Sau ăn xong, phải ngồi 2 tiếng để dạ dày ổn định, phòng ngừa xuất hiện xuất hiện các biểu hiện ợ nóng ợ chua.

– Đau bụng như thế nào là đau dạ dày?

– PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng: Cần gọi tên bệnh lí là đau bụng, đầy bụng và theo chu kì. Chu kì ở đây cần để ý vì đa dạng các chu kì: Theo bữa ăn, giấc ngủ, khi căng thẳng. Vị trí đau dạ dày là trên bụng, dưới mũi ức là thượng vị. Tuy nhiên, đau ở đây cũng có thể là do tụy, gan mật… Nếu chỉ đau thoáng qua thì không cần đi khám chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn. Nếu đau dữ dội, lặp đi lặp lại thì có lẽ là đau theo chu kì và cần đi khám.

– Ths.Bs Nguyễn Đức Minh: Triệu chứng mô tả như thế rất khó, chúng ta chỉ chia sẻ kinh nghiệm với nhau chứ không nên khẳng định là đau dạ dày. Cần đi khám sức khỏe định kì để biết mình đang mắc bệnh gì.

Với thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng điều trị, công ty liên tiếp cho ra đời các dòng sản phẩm đáp ứng từng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, theo bệnh lý. Cụ thể, Nutricare Gastro – sản phẩm dinh dưỡng cho người viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa với dưỡng chất Pylopass và tinh nghệ Curcumin.

Dưỡng chất Pylopass sản xuất tại Đan Mạch giúp gắn kết, thải trừ vi khuẩn HP một cách tự nhiên, không có tính kháng như kháng sinh nên mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, Pylopass sử dụng rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên thế giới hỗ trợ cải thiện sức khỏe, điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Mai Thương (Theo vnexpress.net)

Nguồn: nutricare.com.vn

 

[searchandfilter id="2529"]