Ý kiến của Hiệp hội Sữa Việt Nam về thông tin trái chiều đối với Thông tư số 31/2019/TT-BYT

Ngày 16/12/2019 Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có văn bản số 105/CV-HHS gửi đến các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế và các cơ quan truyền thông liên quan đến việc truyền thông về nội dung Thông tư số 31/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 05/12/2019 quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Toàn văn nội dung văn bản như sau:
Hiệp hội Sữa Việt Nam xin gửi đến Quý cơ quan lời chào trân trọng. Trong thời gian gần đây, một số trang thông tin điện tử và cơ quan báo chí có đăng tải thông tin về Thông tư số 31/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 05/12/2019 quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. Liên quan đến vấn đề này, với vai trò là Hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa tại Việt Nam, chúng tôi xin có ý kiến như sau:
     Thông tư số 31/2019/TT-BYT được ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Đồng thời, việc ban hành Thông tư này đã giúp tháo gỡ được những vướng mắc, băn khoăn và tranh luận trong suốt thời gian vừa qua đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.
     Ngay sau khi Thông tư số 31/2019/TT-BYT được ban hành, các cơ quan báo chí và truyền thông đã nhanh chóng cập nhập, đăng tải và thông tin nội dung của Thông tư số 31/2019/TT-BYT một cách rộng rãi đến người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó nhấn mạnh về sự cần thiết và tính khoa học của việc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào sản phẩm Sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường. Cụ thể căn cứ tại Điều 4 quy định các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin D3, Canxi, Sắt, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2 (riboflavin), Vitamin B3 (Niacin- PP), Vitamin B5 (Acid Pantothenic), Vitamin B6, Vitamin B7 (Biotin), Acid folic (Vitamin B9), Vitamin B12, Vitamin K1, Kẽm, Đồng, I ốt, Selen, Phospho, Magiê. Hiệp hội Sữa Việt Nam đánh giá rất cao vai trò tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước của các cơ quan báo chí. Đồng thời, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự đóng góp và quan tâm sâu sắc các cơ quan báo chí và truyền thông đối với “Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020” – một chương trình trọng điểm quốc gia mang giá trị nhân văn cao cả và thiết thực nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. 
     Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn các cơ quan báo chí và truyền thông đã chuyển tải thông tin một cách chính xác, đầy đủ và toàn vẹn nội dung Thông tư số 31/2019/TT-BYT trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có nhấn mạnh về sự cần thiết và tính khoa học của việc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng cần thiết vào sản phẩm Sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường thì hiện nay vẫn xuất hiện một số ít bài viết chưa chuyển tải một cách chính xác, đầy đủ và toàn vẹn nội dung Thông tư số 31/2019/TT-BYT mà đưa ra những lập luận, phản bác, suy diễn chủ quan và không dựa trên bất kỳ các bằng chứng khoa học hoặc ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng nào. Các bài viết này lại được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã tạo ra tâm lý hoang mang, nghi ngờ và hoài nghi cho các bậc phụ huynh có con em là đối tượng được thụ hưởng và nhận hỗ trợ từ Chương trình hết sức nhân văn này. 
     Với vai trò là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những doanh nghiệp, tổ chức làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất chế biến và kinh doanh sữa và sản phẩm sữa tại Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam hoàn toàn đồng ý với các quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BYT và xin nêu rõ thêm một số vấn đề sau:
Sữa được coi là nguồn dinh ỡng t nhiên an toàn, lành mạnh. Tất cả các loại chất dinh ỡng đều được tìm thấy trong sa. Các protein, carbohydrate, chất béo thiết yếu, vitamin khoáng chất trong sa làm cho tr thành một thực phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người, đặc biệt là tr nhỏ. Theo tài liệu của T chức Lương Nông Thế giới (FAO) đã cho thấy trong sản phẩm sa động vật như Bò, Trâu, Dê, Cu có 10 loại khoáng chất 15 loại vitamin (Milk and dairy products in human nutritionFOOD AND AGRICULTURE ORGANIZATION OF THE UNITED NATIONS, Rome, 2013, trang 45-46).
Đ phục vụ cho công tác chăm sóc dinh ỡng, bảo vệ nâng cao sc khỏe nhân dân, năm 1996, 2007 B Y tế đã phê duyệt xuất bản tài liệu Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam”. Năm 2015,Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Hội đồng khoa học của B Y tế thông qua và đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 2615/QĐ-BYT ngày 16/6/2016. Đây là tài liệu quan trọng trong việc triển khai thực hiện thành công Chiến lược dinh ỡng quốc gia 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Cnh phủ phê duyệtN vậy, việc quy đnh các sản phẩm sa tươi s dụng trong Cơng trình Sa học đường tại Thông tư s 31/2019/TTBYT phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh ỡng này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu dinh ỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do B Y tế ban hành năm 2016. Đồng thời, các doanh nghiệp ngành sa đảm bảo rằng khi dao động theo mùa, vụ, hoặc công nghệ chế biến sa t các chất này vẫn luôn đảm bảo đủ trong sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.
– Quá trình nghiên cứu khoa học về việc các vi chất này phù hợp với tình trạng dinh dinh dưỡng người Việt Nam đã được bắt đầu từ nhiều năm trước. Nghiên cứu được thực hiện khoa học, công khai và minh bạch, với sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức có chuyên môn liên quan về dinh dưỡng, như Viện Dinh dưỡng quốc gia, Cục An toàn thực phẩm, các nhà khoa học về dinh dưỡng và các doanh nghiệp ngành sữa.
– Mặt khác, quá trình biên soạn, nội dung dự thảo Thông tư cũng đã được đăng tải công khai trên website của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế để nhận được sự góp ý và phản biện rộng rãi từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
– Phần lớn các sản phẩm sữa tươi có mặt trên thị trường trong nhiều năm qua đều đảm bảo các vi chất, đặc biệt quá trình triển khai Chương trình sữa học đường, các doanh nghiệp sữa đã đảm bảo các vi chất dinh dưỡng trong sản phẩm Sữa tươi để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các chi tiêu về dinh dưỡng theo yêu cầu đặt ra tại Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong suốt thời gian vừa qua, Hiệp hội Sữa Việt Nam nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực, thì việc triển khai Chương trình Sữa học đường còn nhiều vấn đề bất cập và tranh luận, đặc biệt là các vấn đề về cơ sở pháp lý quy định về thành phần dinh dưỡng (số lượng và hàm lượng các vitamin, khoáng chất cần thiết trong sữa) đối với sản phẩm sữa được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. Do vậy, việc Thông tư số 31/2019/TT-BYT được ban hành và đưa ra quy định cụ thể về số lượng và hàm lượng vi chất là một việc hết sức cần thiết để hạn chế những thông tin tiêu cực không đáng có và ảnh hưởng đến những giá trị nhân văn và cao cả mà Chương trình Sữa học đường mang lại cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của học sinh mẫu giáo và tiểu học. Hiệp hội Sữa Việt Nam rất mong sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan báo chí và truyền thông thông qua việc:
1. Tiếp tục chuyển tải thông tin một cách chính xác, đầy đủ và toàn vẹn nội dung Thông tư số 31/2019/TT-BYT trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó đề nghị được đặc biệt nhấn mạnh việc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm sữa tươi được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường là có đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lý.
2. Đấu tranh lên án và xử lý nghiêm hành động loan truyền và đăng tải các thông tin không chính xác, thất thiệt, dựa trên ý kiến nhận định chủ quan, không phù hợp với chuyên môn về dinh dưỡng và không dựa trên các bằng chứng khoa học có thể gây ra tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh có con em là đối tượng thụ hưởng của Chương trình Sữa học đường, dẫn đến sự nghi ngại thiếu căn cứ khoa học về chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời làm phương hại đến uy tín ngành sữa Việt Nam, gây bất ổn lên đời sống kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam. 
Hiệp hội Sữa Việt Nam rất mong nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời của các Quý cơ quan.
(Tài liệu tham khảo đính kèm:  Tài liệu   và IMG_20191217_0003)
VDA

 

 

[searchandfilter id="2529"]