Nỗ lực thầm lặng của thầy cô vì niềm vui uống sữa cho học trò

Từ khi được triển khai, chương trình Sữa học đường đã đến với học sinh tại nhiều điểm trường, chứng kiến nỗ lực không ngừng của thầy cô vì sức khỏe, tầm vóc thế hệ tương lai.

No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 1
Từ đầu tháng 11, hoạt động uống sữa đã dần trở nên quen thuộc với cô trò nhiều trường tại TP.HCM khi chương trình Sữa học đường được chính thức triển khai tại đây. Hình ảnh các em xếp từng hàng ngay ngắn theo sự hướng dẫn của cô, trên tay cầm vỏ hộp chờ đến lượt bỏ vào rổ không còn xa lạ. Cuốn sổ tay thông tin uống sữa được cô ghi chép đầy đủ và tỉ mỉ cũng ngày một dày hơn.
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 4
Từ ngày có chương trình, danh sách công việc “không tên” của các thầy, cô cũng thêm dài. Mỗi người bỗng hóa “chuyên gia dinh dưỡng” thành thạo việc đặt hàng theo kế hoạch, bảo quản lưu kho, ghi chép báo cáo, kiểm tra từng hộp sữa… Sữa được giáo viên trực tiếp đứng lớp, cán bộ y tế và nhân sự quản lý nhà trường kiểm tra kỹ về tình trạng bao bì, hạn sử dụng cũng như cảm quan cần thiết theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp.
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 5
Nhưng để đảm bảo đúng lịch trình quy định, chất lượng từng hộp sữa, thầy cô buộc phải tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu. Vậy là thay vì dành thời gian để nghỉ ngơi sau một tuần giảng dạy, công tác, các thầy cô lại “cắp sách” tìm hiểu về Sữa học đường.
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 6
Các kiến thức mới mẻ về dinh dưỡng, sản phẩm sữa, tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng sản phẩm ít nhiều khiến mọi người lạ lẫm. Thế mà chẳng ai bảo ai, tất cả đều tích cực tìm hiểu, trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng, đơn vị triển khai chương trình và cung cấp sữa để nắm thật kỹ cách thức thực hiện thông qua các buổi tập huấn hoặc đường dây nóng của chương trình
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 7
Thông qua Sữa học đường, thầy cô không chỉ giúp học sinh có thực đơn dinh dưỡng tại trường tốt hơn, mà còn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ. Sự tận tâm của những người gánh vác trọng trách “trồng người” đã góp phần lan tỏa ý nghĩa tích cực của chương trình.
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 8
Theo dõi con nhanh chóng uống hết hộp sữa và gấp vỏ gọn gàng, chị Thanh Mai (Nhà Bè, TP.HCM) không khỏi ngạc nhiên vì chỉ tháng trước thôi bé vẫn có vẻ lảng tránh khi nhìn thấy hộp sữa. Chị kể: “Từ ngày được cô giáo tập cho thói quen uống sữa trên lớp, cháu không những tự giác uống khi về nhà, mà còn biết bóp dẹp, gấp hộp lại ngay ngắn. Gia đình tôi vui lắm”.
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 9
Nhưng có lẽ, người nhìn thấy rõ sự tiến bộ của các bé qua từng ngày chính là thầy cô giáo. Họ mang theo tâm huyết của người gieo con chữ để giúp học trò phát triển, lấy đó làm niềm vui và động lực mỗi ngày. “Trong một lớp học, không phải bé nào cũng có điều kiện như nhau, nên việc cho các em uống sữa không đều đặn. Hy vọng chương trình sẽ được duy trì liên tục, giúp các bé cải thiện chiều cao, thể chất”, cô Nguyễn Thị Bé Thi – Hiệu trưởng trường Mầm non Sơn Ca, Bến Tre bộc bạch.
No luc tham lang cua thay co vi niem vui uong sua cho hoc tro hinh anh 10
Đồng hành cùng Sữa học đường từ khi được phê duyệt, Vinamilk đã xác định giáo viên cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai chương trình. Vì vậy, công ty có các tổng đài riêng để tư vấn, giải đáp thắc mắc 24/7 và nhân sự trực tiếp sát cánh cùng các thầy cô trong quá trình thực hiện. Đại diện một doanh nghiệp cung cấp sữa cho chương trình khẳng định nếu không có sự chung tay, tâm huyết và trách nhiệm của các thầy cô, chương trình sẽ không thể đạt được các kết quả như mong đợi.

Đề án Sữa học đường được phê duyệt năm 2016 với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học, thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hàng ngày. Chương trình nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Hiện nay, cả nước đã có 17 tỉnh, thành phố triển khai chương trình.

Giang Di Linh

Nguồn: news.zing.vn

 

[searchandfilter id="2529"]