Trung Hòa Nhựa – Bước khởi đầu cho hành trình nỗ lực của Nestlé vì môi trường bền vững

Với cam kết Trung hòa Nhựa đến năm 2025, Nestlé đang có những hành động thiết thực vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp và bền vững.

Thực trạng về rác thải nhựa tại Việt Nam

Nhựa (chất dẻo) có rất nhiều công dụng. Chúng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của con người từ y học, dân dụng đến du hành vũ trụ. Tuy nhiên, những tiện ích mà nhựa mang lại đã dẫn đến một nền văn hóa vứt bỏ làm bộc lộ mặt tối của vật liệu thế kỷ này: Nhiều sản phẩm nhựa có tuổi thọ chỉ vài phút đến vài giờ, nhưng chúng có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm – để rồi ‘quay lại’ gây hại cho sức khỏe con người và môi sinh.

Nhựa từng là công thần của thế giới, bản thân chúng không có tội, lỗi thuộc về cách thức chúng ta sử dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa.

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường, trong đó rác thải ra biển chiếm số lượng 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế.

Cũng theo Bộ TN&MT uớc tính, ở thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày đưa ra môi trường lên đến 80 tấn. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” (ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon) trầm trọng.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Trung Hòa Nhựa – Khởi đầu những nỗ lực của Nestlé

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn đã và đang mang lại nhiều thách thức nhưng cam kết của Nesté cho các hoạt động về bao bì bền vững vẫn không thay đổi. Trên toàn cầu và tại Việt Nam, doanh nghiệp vẫn đi tiên phong trong các phong trào hợp tác cùng các đối tác để giải quyết vấn đề về rác thải nhựa cũng như các chương trình hành động để mang lại những tác động tích cực lên môi trường.

Nestlé Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Ngày 8/12/2021, trong khuôn khổ Lễ công bố thỏa thuận hợp tác của Nestlé Việt Nam và Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên _ Môi trường) về thúc đẩy bảo vệ môi trường, Nestlé tại Việt Nam chính thức công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025.

Cụ thể, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng đến năm 2025. Cam kết này song hành với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.

Cam kết Trung Hòa Nhựa đến năm 2025 của Nestlé là một nỗ lực không ngừng tiếp theo mà Nestlé đặt ra trong hành trình xây dựng một tương lai không rác thải. Đây là phương án hành động trong ngắn hạn để Nestlé ngăn chặn rác thải nhựa bị thải ra đại dương hoặc bị chôn lấp ra môi trường.

Về lâu dài, Nestlé ủng hộ và đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng cho một hệ thống khép kín có thể xử lý, tái chế và đưa rác thải nhựa trở thành đầu vào cho một chu kỳ sản phẩm mới, hướng đến kinh tế tuần hoàn.

Để đạt được mục tiêu Trung hòa Nhựa đến năm 2025, Nestlé tại Việt Nam (gồm công ty Nestlé Việt Nam và La Vie Việt Nam) sẽ tập trung vào việc thực hiện đồng thời các chương trình và sáng kiến do công ty chủ động thực hiện cũng như tích cực tham gia và thực hiện Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) liên quan đến rác thải nhựa do Bộ TNMT xây dựng và ban hành.

Nestlé cũng sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Bộ TNMT, các đối tác và các bên liên quan khác trong việc thực hiện và triển khai các sáng kiến giúp thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu trong giảm thải nhựa, thu gom và tái chế bao bì đã qua sử dụng. Những chương trình và sáng kiến này bao gồm:

1. Giảm nhựa nguyên sinh thông qua đổi mới và cải tiến bao bì.

2. Thực hiện mô hình tuần hoàn đối với chai nước Lavie 19 lít.

3. Tạo cơ chế khuyến khích nhà sản xuất trong nước thu gom và tái chế nhựa rPET đủ tiêu chuẩn dùng cho ngành thực phẩm.

4. Hợp tác với đối tác thu gom vỏ hộp sữa đã sử dụng để tái chế.

5. Tăng cường thu gom bao bì nhựa và vỏ hộp đã sử dụng để tái chế thông qua Tổ chức Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam).

6. Hỗ trợ máy phân loại rác thải nhựa cho đối tác để cải thiện việc thu gom và phân loại nhựa có giá trị thấp, khó tái chế và chất thải nhựa không thể tái chế.

7. Thúc đẩy việc xây dựng, hoàn thiện và tham gia vào cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

“Cam kết Trung Hòa Nhựa đến năm 2025 của Nestlé tại Việt Nam nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hướng tới một tương lai không có rác thải. Đây cũng là một khởi đầu quan trọng của chặng đường hiện thực hóa tầm nhìn về phát triển bao bì bền vững của Nestlé. Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong năm 2021 và sẽ phát triển cũng như nhân rộng các dự án này trong các năm tới”, ông Binu Jacob – Tổng Giám đốc Nesté Việt Nam cho biết.

Cho đến nay, Nestlé Việt Nam đã thực hiện một số sáng kiến với những kết quả đáng khích lệ. Nestlé Việt Nam là công ty hàng tiêu dùng đầu tiên thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy có chứng nhận Quản lý rừng bền vững FSC.

Bắt đầu thử nghiệm từ tháng 3/2020 với các sản phẩm uống liền như Milo Breakfast và Nesvita 5 loại đâu, đến hết quý 2/2021 công ty đã áp dụng và thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền của Nestlé. Dự án bao bì này đã giúp Nestlé giảm thiểu trung bình khoảng 700 tấn nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm.

Bên cạnh đó, La Vie cũng ra mắt dòng sản phẩm nước khoáng thiên nhiên sử dụng chai nhựa tái chế (rPET) – một loại nhựa được tạo ra từ vỏ chai PET đã qua sử dụng, với quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ đảm bảo tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sáng kiến này của La Vie không chỉ góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu nhựa mới (nhựa nguyên sinh) mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho các dự án thu gom và tái chế tại Việt Nam.

Quang Vũ
Nguồn: ttvn.toquoc.vn
[searchandfilter id="2529"]